Cây chè - làm đẹp cảnh quan, có nước chè xanh uống hàng ngày

Cây Chè xanh (Camellia sinensis) Thuộc họ Chè (Theaceae)

a. Đặc điểm nhận biết:

- Cây bụi hay cây nhỏ, cây có nhiều cành nhánh. -Lá mọc cách hình trứng trái xoan, dài 15 – 20cm, rộng > 5cm, mép lá có răng cưa, đầu và đuôi nhọn dần.

- Hoa mọc ở nách lá, hoa lưỡng tính. -Quả nang hình cầu, đường kính 2 – 3cm, thường có 2 – 4 hạt, vỏ quả hoá gỗ cứng, khi chín màu nâu sẫm.

b. Đặc tính sinh học và sinh thái học

-Là loài cây ưa sáng, ưa ở những nơi đất ẩm ướt, đất đỏ vàng. -Mùa ra hoa tháng 9 – 12, quả chín tháng 10 – 11 năm sau.

c. Phân bố địa lý và giá trị sử dụng

- Chè xanh có mặt khắp các tỉnh đặc biệt có nhiều ở các tỉnh miền núi.

- Lá, búp, nụ làm nước uống hàng ngày có tác dụng phòng trừ một số bệnh.

- Hạt chè có chất dầu có thể sử dụng để ép.

- Ngọn (đọt) cây Chè xanh chữa bệnh kiết lỵ.

- Cây chè còn được trồng làm cây xanh cảnh quan.

d. Cách xử lý hạt giống tạo cây con:

- Hạt Chè chín khi trên cây thì hái xuống đem phơi trong râm. Trước khi trồng 01 tháng thì đem hạt đổ ra giữa nền đất ủ thành đống để mối ăn hết phần vỏ.

Công tác chuẩn bị:

+ Quy hoạch, trồng cây cải tạo đất.

-Tiến hành đào quy hoạch khu vực trồng chè, nên bố trí khu vực trồng chè phải gần nhà ăn, đi lại thu hái thuận tiện. Khu vực đất phải đảm bảo dốc thoải và thoát nước, diện tích phải thoáng mát khõng bị che bóng bởi những loài cây lá rộng.

- Trước khi trồng Chè nên trồng rải rác các loài cây Bộ đậu như Keo dậu, Cốt khí, Muồng các loại… có tác dụng cải tạo đất và che bóng cho Chè về sau.

+ Chuẩn bị rãnh.

- Đào các rãnh với kích thước rộng 30cm, sâu 20cm dọc theo đường đồng mức, khoảng cách giữa các rãnh là 50 – 60cm.

- Bón lót phân ủ vào hố ở những nơi đất xấu.

+ Chuẩn bị nguyên vật liệu:

- Cây Vọt hoặc các loại cây phân xanh khác để tấp tủ sau khi đặc hạt chè xuống.

+ Trỉa hạt Chè:

- Hạt Chè sau khi ủ, mối ăn hết vỏ thì đem ra chà xát và rửa trong nước cho thật sạch, mất hết phần vỏ ngoài và loại bỏ những hạt lép (là những hạt nhẹ, nổi lên trên mặt nước).

- Trỉa hạt xuống rãnh, cứ 10cm thì trỉa 01 hạt, hạt nào nhỏ thì trỉa lấy 02 hạt, sau khi trỉa xong dựng đất rắc lên phía trên những hạt chè, đảm bảo không lấp hết hạt chè (có tác dụng giữ độ ẩm cho chè), và tiến hành tấp tủ cây phân xanh xuống, (cây phân xanh được đặt dọc theo rãnh) và tủ một lớp dày 10 -15cm. Sau khoảng 1 tháng thì hạt sẽ đơm mầm và phát triển thành cây.

Lưu ý:

- Nên trỉa một phần nhỏ hạt Chè ở trong bầu nhằm mục đích có chỗ nào trỉa cây bị chết đi thì sử dụng để trồng giặm vào.

- Việc giâm hạt vào bầu cũng tương tự, hạt được giâm vào túi bầu có kích thước 9x12cm và dùng lá khô tấp tủ lên trên, tưới nước cho đủ ẩm thường xuyên giúp cho hạt nảy mầm tốt.

e. Cách trồng vâ chăm sóc:

- Sau khi hạt Chè được trỉa xuống đất 20 ngày (điều kiện tốt) nẩy mầm và phát triển thành cây con.

- Sau 3 tháng Chè phát triển có thể cao 20cm, lúc này tiến hành làm cỏ cho Chè và tiến hành trồng dặm. Cây con phát triển trong bầu được đem đi trồng dặm vào những chổ hạt khõng lên.

- Sau khi làm cỏ 4-5 ngày thì tiến hành bổ sung, tấp tủ bằng cây phân xanh nhằm che nắng cho gốc cây Chè và tăng lượng mùn cho đất.

- Khi cây Chè cao 50cm thì bắt đầu cắt ngang cách gốc 20cm nhằm giúp cây đâm nhiều nhánh.

Comments