Cây gội nước - cây đường phố

Cây gội nước

Cây Gội nước có tên khoa học là Aphanamixis polystachya (tên đồng danh là Aglaia polystachya, Amoora rohituka), tên tiếng Anh là Pasak Lingga, Amoora, tiếng Trung là shan lian (Sơn luyện = Xoan núi); thuộc họ Sầu đông (Xoan) – Meliaceae; phân bố tự nhiên từ Trung Quốc xuống đến các nước Nam Á. Ở Việt Nam, nó xuất hiện trong các các cánh rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Gia Lai, Kontum…

Đây là một loài cây gỗ thường xanh, cao 20 – 30 m, đường kính 50 – 60 cm; lá kép lông chim lẻ, mọc cách, dài 30 – 50cm, có 9 – 15 lá nhỏ, mọc đối, hình bầu dục dài, dài 12 – 20cm, rộng 3,5 – 5cm, đỉnh nhọn, gốc lệch, hơi nhọn, mép nguyên, thường gợn sóng. Quả dạng nang, kết thành từng chùm mọc thỏng, xanh khi non, vàng lúc trưởng thành, đỏ khi chín rồi tự khai để lộ hạt mang lớp áo màu đỏ chói.  Những đặc điểm đó khiến quả góp phần làm tăng vẻ đẹp cho cây.

Cây tái sinh bằng hạt tốt. Một cây trưởng thành, có sức sống khỏe, không bị sâu bệnh hại hay các điều kiện sống bất thuận tác động, có thể sản xuất hàng ngàn hạt mẩy, là nguồn giống phong phú cho bất kì ai muốn nhân rộng nó nhằm tôn tạo cảnh quan, che bóng, phòng hộ cản bụi cải thiện môi trường không khí đô thị… Có lẽ vì thế, từ xưa Cối đã là một loài cây được người Huế chú trọng, để đến bây giờ tồn tại khá nhiều cá thể cổ thụ như một sự thách thức với hoàn cảnh lắm gió bão, nhiều lũ lụt hằng năm. Cũng cần lưu ý, có thể sản xuất cây con bằng phương pháp giâm cành.

Ngoài khả năng tạo bóng, tôn tạo cảnh quan, cho gỗ…, nhiều bộ phận của cây còn được dùng làm thuốc chữa bệnh.

Bộ phận dùng: Vỏ, dầu hạt - Cortex et Oleum Aphanamixis.

Nơi sống và thu hái: Loài gội nước phân bố ở Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Malaixia, Ấn Độ, thường gặp trong rừng xanh mưa á nhiệt đới và rừng mưa nhiệt đới ở thung lũng các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, qua Thừa Thiên-Huế, Kontum, Gia Lai đến Ðồng Nai. Cũng thường được trồng dọc đường làm cây bóng mát.

Thành phần hoá học: Có dầu cố định.

Tính vị, tác dụng: Vỏ có vị se.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Gỗ có sắc tươi, đẹp, phẩm chất trung bình, được dùng trong xây dựng, đóng tàu thuyền và dùng làm dụng cụ gia đình. Quả có độc.

Ở Ấn Độ, vỏ được dùng trị bệnh gan, lách, u bướu, loét, lỵ, tiêu chảy, giun sán, bệnh ngoài da, xuất huyết, dầu hạt dùng trị bỏng, khớp….

Banglades vỏ được dùng trị bệnh gan, lách, dầu hạt trị phong thấp; ở Lào vỏ được dùng trị đau dây thần kinh, sốt cao;  Ở Việt Nam chưa thấy công bố sử dụng, chỉ thấy khuyến cáo quả có độc tính.


……………..
Xem thêm các loại cây lá màu khác tại: cây lá màu
Xem thêm các loại cây bóng mát thân gỗ khác tại: cây bóng mát
Cây lộc vừng, cây bưởi, cây bằng lăng, cây sấu; cây cau vua; cây mít; cây xoài; cây vú sữa.

Comments