Cây sang

Tác dụng chữa bệnh của cây sang

đăng 09:40 1 thg 11, 2014 bởi công trình cây

Cây sang, còn gọi là cây sảng, sảng lá kiếm, quả thang.

Tên khoa học Sterculia lanceolata Cavan.

Thuộc họ Trôm Sterculiaceae.

A. Mô tả cây

Sảng là một cây nhỡ, cao3-6m. Lá đơn, nguyên, mọc so le, hình ngọn giáo, cuống phình ở hai đầu mép nguyên, gân lá lông chim. Hoa đơn tính, không có cánh hoa. Đài hợp. Quả kép gồm 5 đại màu đỏ, mềm, có lông nhung, có 4 đến 8 hạt đen bóng. Mùa hoa quả: từ tháng 3 đến tháng 7.

B. Phân bố, Thu hái và chế biến

Cây sang mọc phổ biến ở những rừng thứ sinh các tỉnh Vĩnh Phúc, phú Thọ, Hà Tây. Thường người ta dùng vỏ cây thu hái quanh năm dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô.

C. Thành phần hóa học.

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu. Sơ bộ thấy có chất nhầy, tanin.

D. Công dụng và liều dùng.

Mới thấy dùng theo kinh nghiệm nhân dân.

Chủ yếu dùng ngoài: vỏ cây tươi hay khô, giã nát, thêm ít muối, đắp lên những nơi sưng tấy, mụn nhọt. Liều lượng tùy theo nơi sưng tấy to hay nhỏ.

Cây sảng

đăng 09:37 1 thg 11, 2014 bởi công trình cây


Cây Sảng, cây sang sé, Trôm thon - Sterculia lanceolata Cay., thuộc họ Trôm - Sterculiaceae.
Mô tả: Cây gỗ nhỏ cao 3-10m; nhánh non mảnh, có lông. Lá đơn, nguyên, phiến lá hình ngọn giáo hay thuôn, có lông hình sao ở mặt dưới, gân bên 5-7 đôi; lá kèm nhọn. Chùm hoa mảnh, ở nách lá, có lông mềm hình sao; nhánh hoa rất nhỏ mang 1-5 hoa; lá bắc hình dải, ngắn và dễ rụng, đài hình chuông, cao 5-7mm, hoa đực có cuống bộ nhị không lông, bao phấn xếp hai dãy; hoa cái có bầu nhiều lông, hình cầu. Quả đại đỏ, có lông, dài 5-8cm; hạt 4-7, đen, to 9x12mm.
Ra hoa tháng 4-7; có quả tháng 8-10.
Bộ phận dùng: Vỏ cây, lá, hạt - Cortex, Folium et Semen Sterculiae Lanceolatae.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc phổ biến trong các rừng thứ sinh từ Hoà Bình, Quảng Ninh tới Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế cho tới Ninh thuận. Thu hái vỏ quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.
Công dụng: Vỏ được dùng chữa sưng tấy, mụn nhọt. Ngày dùng 20-30g, giã với muối đắp. Có thể dùng phối hợp với những loại khác.
Ở Quảng Tây (Trung Quốc), vỏ thân được dùng trị bạch đới nhiều, lâm trọc và lá dùng trị đòn ngã.
Hạt dùng ăn được. Ở Vân Nam, được dùng làm thuốc thanh phế nhiệt.

1-2 of 2