Những loại cây công trình và cây trồng rừng khác

THÔI CHANH BẮC

đăng 08:37 6 thg 10, 2013 bởi công trình cây   [ đã cập nhật 17:48 4 thg 1, 2014 ]

THÔI CHANH BẮC

Alangium tonkinense Gagnep. 1950

Họ Thôi ba Alangiaceae

Bộ: Thù du Cornales

Đặc điểm nhận dạng:

Thôi chanh bắc là cây dây leo gỗ dài 15-20 m, đường kính đạt tới 15 cm, vỏ màu nâu. Lá hình bầu dục thuôn, thót lại ở gốc, dài 10-14 cm, rộng 3,5-5 cm, khi khô màu nâu nhạt, cuống dài 1 cm, có lông thưa, gân ở gốc 3, kéo dài tới mép lá, mặt sau gân thứ cấp nổi rõ nối với nhau như mạng nhện, gân chính phủ lông thưa, mép lá nguyên. Cụm hoa dạng tán ở nách lá, ít hoa, cuống chung và cuống mỗi hoa đều có lông, cuống hoa dài 0,2-0,3 cm, hoa trước khi nở dài 1 cm; đài rất ngắn, có răng, phủ lông; tràng 6, màu trắng, cánh tràng thuôn hình dải, dài 0,8 cm, mùi thơm; nhị 18, dài 0,5 cm, chỉ nhị dài 0,2 cm, gốc nhị có triền; 1 noãn. Quả hình bầu dục, thuôn dài 1,5-1,8 cm, rộng 0,8-1 cm, khi chín màu nâu sẫm, có nhân cứng, lớp vỏ ngoài mỏng, phủ lông dày, mềm.

Sinh học và sinh thái thôi chanh bắc:

Mùa hoa tháng 5-6, có quả tháng 8-10. Tái sinh bằng hạt. Thôi chanh bắc mọc ở rừng thưa hoặc rừng thứ sinh chân núi đá vôi, ở độ cao dưới 500 m.

Phân bố thôi chanh bắc:

Trong nước: Lạng Sơn (Chi Lăng), Bắc Giang (Lục Ngạn), Hoà Bình (Vụ Bản), Ninh Bình (Cúc Phương).

Thế giới: Chưa biết.

Giá trị của thôi chanh bắc:

Thôi chanh bắc là loài đặc hữu của Bắc Việt Nam, chỉ mọc ở núi đá vôi. Làm thuốc, đồng bào Mường ở Hoà Bình dùng vỏ cây nấu nước uống chữa đau nhức xương.

Tình trạng thôi chanh bắc:

Tuy loài có khu phân bố tương đối rộng ở những vùng núi đá vôi, nhưng nơi cư trú rải rác và chia cắt. Rừng trên núi đá vôi đang bị khai thác, nhiều nơi gần như không còn rừng. Có thể lâm vào tình trạng tuyệt chủng do mất môi trường sinh thái và điều kiện sống.

Phân hạng của thôi chanh bắc: VU A1c, B1+2a,b,c,d.

Biện pháp bảo vệ thôi chanh bắc: Cần bảo vệ và gây giống thêm ở các vùng trên núi đá vôi đã được khoanh lâm rừng bảo vể để giữ nguồn gen.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 35.

THÀNH NGẠNH VÀNG

đăng 08:36 6 thg 10, 2013 bởi công trình cây   [ đã cập nhật 07:18 3 thg 1, 2014 ]

THÀNH NGẠNH VÀNG

Cratoxylon formosum var. prunifolium (Kurz.) Gagnep.

Họ: Ban Hypericaceae

Bộ: Chè Theales

Công dụng:

Cây nửa rụng lá, cao từ 20 - 30m, đường kính 40 - 65cm, thân hình trụ thẳng, phân cành ngang, tán hình tháp thưa. Vỏ thân màu xám nâu, nứt dọc có nhiều gai nhọn ở gốc, dài 7 - 15cm. Thịt vỏ dày 1,2 - 1,7cm, tầng vỏ ngoài màu nâu mỏng, dễ bong, tầng giữa màu vàng có nhiều nhựa thơm màu vàng tươi, để nâu biến thành màu đen. Cành non có lông màu vàng.

Lá đơn nguyên, mọc đối, hình bầu dục dài, dài 7 - 9cm, rộng 1,2 - 1,4cm, nhẵn bóng màu xanh pha nâu hồng, đầu thuôn dần thành mũi ngắn, gốc lá hình nêm, 7 - 8 đôi gân bên. Cuống lá dài 4 - 5mm.

Cụm hoa thành bó 5 - 8 hoa ở các kẽ lá rụng, màu hồng có mùi thơm. Cánh đài 5 hình trứng. Cánh tràng 5, hình trứng ngược, họng tràng có vảy và có 3 tuyến. Nhị nhiều xếp thành 3 bó. Bầu hình nón 3 cạnh, 1 vòi; quả nang hình trứng, dài 8 - 9cm, rộng 4 - 5cm, màu nâu.

Phân bố:

Thế giới: Lào, Campuchia, Inđônêxia, Philíppin, ấn Độ..

Việt Nam: cây mọc ở Đắc Lắc (Đắc Mâm)... Trong rừng nửa rụng lá, có mùa mưa và mùa khô xen kẽ, chịu hạn.

Mùa quả tháng 6 - 8.

Công dụng:

Gỗ mịn màu nâu nhạt, tỷ trọng 0,945, nhưng không bền, chóng mục mọt nên ít được dùng. Có nhưa thơm.

 

Tài liệu dẫn: Cây gỗ kinh tế - Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh - trang 403.

 

THÀNH NGẠNH

đăng 08:35 6 thg 10, 2013 bởi công trình cây   [ đã cập nhật 07:18 3 thg 1, 2014 ]

THÀNH NGẠNH

Cratoxylon ligustrinum (Spach) BL.

Cratoxylon polyanthum Korth

Họ: Ban Hypericaceae

Bộ: Chè Theales

Mô tả:

Cây gỗ cao 15 - 25m, đường kính 30 - 50cm. Vỏ màu vàng nâu, nhẵn, thường bong thành lớp mỏng, thịt trắng hồng, có sợi và dịch màu vàng sẫm. Cành mọc đối, màu đỏ nhạt. Lá mỏng hình bầu dục, hơi nhọn ở hai đầu, dài 5 - 6cm, rộng 3cm, nhẵn có nhiều điểm dấu trong mờ, gân bên 10 đôi. Cuống lá dài 2 - 3mm.

Cụm hoa ở nách lá hay ở ngọn, hoa màu đỏ, đơn độc hay 2 - 4 cái, nụ hình cầu; cuống hoa 3 - 5mm, có đốt. Cánh đài 5, hình bầu dục thuôn, có những đường màu đen nhạt. Cánh tràng 5 hình dải có 3 tuyến. Nhị hợp thành 3 bó có cuống rộng, mang những chỉ nhị rời đến quá nửa. Bầu dài 6mm, hình nón, vòi 3; quả nang hình trứng nhọn, cao 12mm, có các Cánh đài phát triển bao bọc đến 1/3 quả. Hạt hình trứng ngược.

Công dụng:

Thế giới: Campuchia, Thái Lan, Mianma, Trung Quốc...

Việt Nam: cây mọc ở Quảng Ninh, Cao Bằng, Bắc Thái, Nam Hà, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc... Trong rừng thứ sinh, rừng phục hồi sau nương rẫy, bãi trống đồi hoang..

Sinh thái:

Cây thuộc loài cây ưa sáng ngay từ nhỏ, chỉ gặp cây mạ ở nơi quanh trống. Tái sinh bằng hạt và chồi rất mạnh, sinh trưởng tương đối chậm. Mùa khô cây rụng lá. Tháng 5 cây nở rộ cùng với ra lá non. Tháng 8 - 9 quả chín.

Công dụng:

Gỗ màu nâu đỏ có vân hơi xoắn, kết cấu mịn, chất gỗ cứng, nặng, tỷ trọng 0,8, dễ chế biến và chịu mục... Có thể dùng làm đồ chạm trổ, hàng mỹ nghệ, gia cụ, xây dựng...

 

Tài liệu dẫn: Cây gỗ kinh tế - Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh - trang 404.

THÀN MÁT RỦ

đăng 08:35 6 thg 10, 2013 bởi công trình cây   [ đã cập nhật 02:24 10 thg 2, 2014 ]

THÀN MÁT RỦ - cây sưa trắng

Millettia nigrescens Gagnep.

Họ: Đậu Fabaceae

Bộ: Đậu Fabales

Mô tả cây thàn mát rủ:

Thàn mát rủ là cây thường xanh, còn gọi là cây sưa trắng, cao 20 - 15m, đường kính 40 - 50cm. Cành non nhẵn và những đường chấm lỗ bì; lá kép lông chim một lần lẻ, mọc cách, trục lá dài 15cm, nhẵn, lông rất ngắn, lá nhỏ 7 chiếc, hình bầu dục rộng, có mũi nhọn, tròn hay thon ở gốc, dài 5 - 10cm, rộng 3 - 4cm, gân bên 6 đôi.

Thàn mát rủ có cụm hoa chùm ở nách lá, dài 15 - 18cm, phủ ít lông, 2 lá bắc ở đầu, hoa màu tím nhạt, khi khô đen, dài 9 - 10mm. Cánh đài nhẵm, thùy ngắn hình tam giác nhọn. Cánh tràng nhẵn, cánh cờ gần tròn. Nhị 1 bó. Bầu không cuống, phủ lông nhung vòi nhẵn, 4 noãn.

Phân bố của thàn mát rủ:

Thàn mát rủ trên thế giới: Campuchia...

Thàn mát rủ ở Việt Nam cây mọc ven khe suối thuộc rừng rậm thường xanh nhiệt đới vùng Gia Hội, Cà Nắc Kon Hà Nừng, huyện An Khê, Gia Lai, Kontum, trên đất phù sa, đất xung tích hay dốc tụ.

Sinh thái học cây thàn mát rủ:

Cây thàn mát rủ thuộc loài cây ưa ẩm. Cây co dưới bóng râm cao, ven bờ nước, tái sinh chồi khỏe, kể cả chồi rễ.

Hoa thàn mát rủ tháng 4 - 5. Quả tháng 10 - 12.

Công dụng của thàn mát rủ:

Gỗ thàn mát rủ màu trắng, giá thể cấy nấm, mộc nhĩ, đóng đồ dùng gia đình. Cây có tác dụng phòng hộ đầu nguồn, giữ nước, bám đất, chống sóu mòn, điều hoà khí hậu, góp phần cải tạo môi trường.

Cây thàn mát rủ có dáng đẹp có thể trồng làm cảnh và cây xanh đô thị.

 

Tài liệu dẫn: Cây gỗ kinh tế - Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh - trang 300.

TẨM

đăng 08:33 6 thg 10, 2013 bởi công trình cây   [ đã cập nhật 07:21 3 thg 1, 2014 ]

TẨM

Altingia chinensis (Champ.) Oliv. ex Hance, 1873.

Liquidambar chinensis Champ. ex Benth. 1852

Họ: Tô hạp Altingiaceae

Bộ: Sausau Hamamelidales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ lớn, cao 25 - 35 m. Lá đơn, mọc cách, hình trứng ngược, cỡ (5)8 - 12 x (3)4 - 5,5 cm, chóp lá tù, gốc lá hình nêm; gân bên 7 - 10 đôi, vấn hợp ở gần mép; cuống lá dài 8 - 13 mm. Hoa đơn tính. Hoa đực chụm thành cụm đuôi sóc, không có bao hoa, nhị nhiều và có chỉ nhị rất ngắn. Khoảng 20 - 50 hoa cái tập hợp thành cụm hoa đầu. Bầu 2 ô, chứa nhiều noãn; vòi dài 3 - 4 mm. Cụm quả hình cầu, đường kính 1,7 - 2,5 cm. Quả nang, nứt lưng thành 2 mảnh. Hạt nhiều, màu nâu vàng, bóng láng.

Sinh học và sinh thái:

Ra hoa tháng 12 - 1 (năm sau), có quả tháng 3 - 5. Mọc rải rác trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, ở độ cao 500 - 1700 m. Cây tái sinh bằng hạt.

Phân bố:

Trong nước: Lai Châu (Mường Tè), Lào Cai (Sa Pa), Quảng Ninh (Hoành Bồ, Uông Bí), Khánh Hoà (Nha Trang).

Thế giới: Trung Quốc (Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam).

Giá trị: Gỗ khá tốt, không bị mối mọt, dùng trong xây dựng, đóng tàu thuyền, đồ gia dụng. Rễ làm thuốc trị phong thấp và đòn ngã tổn thương.

Tình trạng:

Loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá “hiếm” (R). Loài có vùng phân bố chia cắt; ở các điểm Hoành Bồ, Uông Bí và Nha Trang rừng đã bị tàn phá nặng nề.

Phân hạng: EN A1a,c,d, B1+2b,c,e.

Biện pháp bảo vệ:

Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "hiếm' (R). Không chặt đốn những cây trưởng thành còn sót lại ở các điểm phân bố, nhất là ở Mường Tè, Sa Pa.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam  -  trang 43.

TẦM XUÂN BẮC

đăng 08:32 6 thg 10, 2013 bởi công trình cây   [ đã cập nhật 07:21 3 thg 1, 2014 ]

TẦM XUÂN BẮC

Rosa tunquinensis Crep. 1887

Họ: Hoa hồng Rosaceae

Bộ: Hoa hồng Rosales

Mô tả:

Cây bụi trườn cành nhẵn hoặc có lông thưa, có gai uốn cong, lá kép lông chim lẻ với 3 - 7 lá chét hình trứng hay bầu dục thót dần về hai đầu, mép có răng cưa, hai mặt có lông. Cuống lá chét bên rất ngắn hoặc không có, cuống lá chét tận cùng dài 6 - 8mm, cuống lá có lông, ở gốc có 1 - 2 gai nhọn uốn cong. Lá kém dính với cuống lá, đôi khi tự do, mép nguyên hoặc có răng cưa hay lông tuyến.

Cụm hoa chùm. Hoa rộng 2 - 3cm, có cuống dài 1 - 2cm, có lông mịn hoặc đối khi có tuyến. Đài hình sống nhẵn hay có lông mịn. Thùy đài hình mác, có lông dày ở mặt ngoài và mép xẻ thùy, sớm rụng. Cánh hoa màu trắng, hình trứng ngược. Vòi thường dính nhau thành bó, có lông. Quả hình cầu, ở đỉnh có sẹo tồn tại do vết dụng của thùy đài để lại, khi chín màu đen nhẵn bóng.

Sinh học:

Mùa hoa tháng 3 - 4, mùa quả chín tháng 8 - 12. Cây tái sinh bằng hạt. Và chồi. Có thể giâm hoặc chiết cành.

Nơi sống và sinh thái:

Cây ưa sáng và ưa ẩm, mọc thành từng đám ở ven đồi và bờ ruộng vùng trung du đồng bằng.

Phân bố:

Việt Nam: Hà Bắc, Hà Nội, Nam Hà (Kim Bảng).

Thế giới: Trung Quốc, Lào.

Giá trị:

Cây trồng làm cây cảnh và làm gốc ghép cho các loại hoa hồng làm cảnh nhập nội khác.

Tình trạng:

Biết không chính xác. Mức độ đe dọa: Bậc K.

Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Bảo vệ loài trong tự nhiên, không chặt phá. Cần nghiên cứu đưa về trồng làm gốc ghép cho một số loài hoa hồng nhập nội. Điều tra thêm nơi phân bố và tình trạng.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - trang 242.

TẦM XUÂN

đăng 08:31 6 thg 10, 2013 bởi công trình cây   [ đã cập nhật 15:38 26 thg 11, 2014 ]

TẦM XUÂN

Rosa multiflora Thumb.

Họ: Hoa hồng Rosaceae

Bộ: Hoa hồng Rosales

Mô tả cây tầm xuân:

Tầm xuân là cây thân gỗ nhỏ, phân cành nhánh nhiều, màu xanh bóng mềm, sống dựa hay leo dài nhờ gai; lá kép lông chim một lần, có 5 - 7 lá phụ trên cuống chung cũng có gai, lá màu xanh đậm, nhăn, mép khía răng cưa đều và nhỏ.

Tầm xuân có cụm hoa ở đầu cành mang hoa thưa, lớn, làm thành một chùm hẹp. Hoa màu hồng, hơi trắng hay hồng đậm. Cánh tràng nhiều, mỏng, mềm, xếp nhiều vòng dễ nát.

Phân bố của tầm xuân:

Cây tầm xuân có nguồn gốc từ các nước châu á vùng núi phía Bắc. ở Việt Nam cây mọc chủ yếu ờ các tỉnh miền Bắc, vùng núi Nam Trung Bộ: và được gây trồng làm cảnh, làm hàng rào từ lâu đời.

Công dụng của tầm xuân:

Cây tầm xuân mọc khỏe, bò hay leo dài, nở hoa gần như quanh năm. Muốn có hàng rào đẹp thường phải xén hàng năm vì cành vươn dài mềm. Cây tầm xuân được gây trồng dễ ràng bởi giâm cành, hay chiết. Chọn các cành bánh tẻ, cắt dài 20 - 30cm, cắm vào nơi đất ẩm, tươi mát vào đầu mùa mưa (Các tỉnh vùng núi phía Nam) hay đầu xuân (các tỉnh phía Bắc).

Cành tầm xuân chóng nẩy chồi cho rễ mới. Vì cây có nhiều gai nhọn, cành lại mọc dày nên làm cây hàng rào vừa chắc chắn lại làm cảnh cho hoa đẹp, có thể uốn lại, ken chặt thành cổng ở các lối đi hay biệt thự. Loài tầm xuân trồng phổ biến ở các tỉnh phía Bắc là: Rosa tunquinensis.

 

Mô tả loài:  Trần Hợp - Phùng mỹ Trung.

TAM THẤT

đăng 08:30 6 thg 10, 2013 bởi công trình cây   [ đã cập nhật 17:57 4 thg 1, 2014 ]

TAM THẤT

Panax pseudoginseng Wall, 1829

P. shinseng Nees var nepalensis Nees, 1833

Aralia pseudoginseng Benth. ex C. B. Clarke, 1879

Họ: Ngũ gia bì Araliaceae

Bộ: Hoa tán Apiales

Mô tả cây tam thất:

Tam thất là cây cỏ sống nhiều năm, có củ ngắn mập, một thân khí sinh cao đến 50cm, mang 3 - 6, lá kép chân vịt có 6 - 8 lá chét; cuống lá dài 5 - 15cm. Lá chét hình bầu dục hay hình mác, dài 5 - 15cm, rộng 1 - 5cm, mép lá răng cưa. Cụm hoa tán đơn, mọc ở tận cùng, đôi khi có 1 - 5 tán phụ nhỏ. Hoa có 5 cánh; 5 nhị, bầu 2 - 3 ô, vòi 2 - 3 rời. Quả hình cầu, đường kính 6 - 7mm, khi chín màu đỏ, có chấm đen ở đỉnh và có 2 - 3 hạt.

Sinh học cây tam thất:

Mùa cây tam thất ra hoa tháng 6, mùa quả chín tháng 9. Cây tái sinh bằng hạt. Hạt sau khi thu về phải gieo ngay vì rất khó bảo quản.

Nơi sống và sinh thái cây tam thất:

Cây tam thất mọc rất rải rác dưới tán rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, ở độ cao trên dưới 1500 m. ưa ẩm và ưa sáng, ít chịu gió.

Phân bố cây tam thất:

Cây tam thất ở Việt Nam: Lào Cai (Sapa). Trồng ở vùng núi cao trung bình tại Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng.

Cây tam thất trên thế giới: Trung Quốc.

Giá trị cây tam thất:

Tam thấy là cây thuốc qúy, được ưa chuộng. Củ làm thuốc bổ máu, tăng lượng hồng cầu, tăng sức lực và tuổi thọ. Thuốc cầm máu, chữa thổ huyết và nhiều bệnh khác.

Tình trạng cây tam thất:

Cây tam thất đang ở tình trạng nguy cấp. Các quần chủng tự nhiên của loài vốn hiếm, lại bị săn tìm ráo riết để làm cây thuốc nên có thể đang hoặc đã bị tuyệt chủng. Mức độ đe dọa: Bậc E.

Đề nghị biện pháp bảo vệ cây tam thất:

Gấp rút tìm lại loài trong tự nhiên để bảo vệ nguyên vẹn hay thu thập gống mở rộng diện thích trồng cây tam thất ở những vùng sinh thái thích hợp.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - trang 205.

TAM THỤ HÙNG

đăng 08:29 6 thg 10, 2013 bởi công trình cây   [ đã cập nhật 07:25 3 thg 1, 2014 ]

TAM THỤ HÙNG

Trigonostemon fragilis (Gagnep.) Airy - Shaw, 1978

Poilaniella fragilis Gagnep. 1925

Họ: Thầu dầu Euphobiaceae

Bộ: Thầu dầu Euphobiaceae

Mô tả:

Cây gỗ nhỏ, cao 4 - 5 m, có cánh ngắn, nhọn như gai. Lá thường hình trứng hay nhọn như mác, dài 4 - 5cm, rộng 2 - 3cm, có ốc và đầu tròn hay tù, có 2 - 3 đôi gân bậc hai, lúc non có lông. Cụm hoa ở nách lá gần đầu cành. Hoa đực có 5 cánh, màu trắng hay vàng vàng, 5 nhị hợp thành cột. Hoa cái lớn hơn hoa đực và ở đầu cụm hoa, bầu với 3 vòi ngắn, quả nang nhẵn, có đường kính 1cm.

Sinh học:

Mùa hoa và kết quả gần như quanh năm. Cây tái sinh bằng hạt bình thường.

Nơi sống và sinh thái:

Cây ưa sáng và ưa ẩm, thích nghi với khí hậu ven biển, đôi khi cả trong đất liền, mọc ở trong rừng rậm hay trong rừng thưa thường xanh, ở độ cao thường không quá 200 - 300 m.

Phân bố:

Loài đặc hữu hẹp của Việt Nam, mới chỉ gặp ở Đắc Lắc (Đắc Min: Thận An), Khánh Hòa (Hòn Tre).

Giá trị:

Nguồn gen qúy, hiếm.

Tình trạng:

 Sẽ nguy cấp. Loài vốn hiếm lại bị đe dọa do mô trường sống bị thu hẹp và tàn phá. Mức độ đe doạ: Bậc V.

Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Bảo vệ loài trong một số khu rừng cấm.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - trang 289.

TAI MÈO

đăng 08:28 6 thg 10, 2013 bởi công trình cây   [ đã cập nhật 07:25 3 thg 1, 2014 ]

TAI MÈO

Abroma augusta (L) Willd.

Theobroma augusta L.

Họ: Trôm Sterculiaceae

Bộ: Bông Malvales

Mô tả:

Cây nhỡ cao 1 - 3m. Lá đa dạng, phiến lá hình trái xoan, dạng tim, chia thuỳ hay không, có khi hình trái xoan - thon, thường có răng, hơi có lông nhung, với lông hình sao hay không, ở mặt dưới có nhiều hơn, dài 10 - 20cm, rộng 5 - 24cm. Hoa màu tía, xếp 3 - 5 cái ở nách hay ở đầu cuối các nhánh có lá. Quả nang dạng màng, cao 4cm, phía đỉnh cụt và rộng hơn ở gốc, với 5 góc có cánh, hầu như nhẵn, mở ở đỉnh, hạt rất nhiều, hình trứng ngược, dài 2mm, hơi sần sùi.

Ra hoa quả quanh năm, chủ yếu vào 5 - 6, có quả từ tháng 7 - 11.

Nơi sống và thu hái:

Loài phân bố từ Ấn Độ, qua Nam Trung Quốc, Việt Nam, các nước Nam châu Á tới Bắc Australia. Nước ta, cây thường mọc ở các đồi cây bụi và các bãi ven suối trong rừng nhiều nơi. Cũng thường được trồng lấy sợi vỏ làm dây chống ẩm tốt.

Công dụng:

Lá non và lá bánh tẻ, tước bỏ gân cứng, vò kỹ, thái nhỏ dùng nấu canh; canh có vị nhớt, mùi thơm như rau bí. Nhân dân dùng vỏ rễ làm thuốc chữa bại liệt, lậu và điều kinh. Ở Trung Quốc rễ và lá dùng làm thuốc trị đòn ngã gãy xương, kinh nguyệt không đều và mụn nhọt sưng đỏ còn ở Ấn Độ, vỏ rễ dùng trị đau bụng kinh và dùng điều kinh ở các dạng sung huyết. Lá hãm uống chữa bệnh lậu với liều 2g dịch rễ tươi mỗi ngày, trộn với Hồ Tiêu, dùng làm thuốc lợi trung tiện, lợi tiêu hoá.

 

Tài liệu dẫn: Cây thuốc Việt Nam - Võ văn Chi - Trang 1087.

1-10 of 384