CÂY BÚN Crataeva roxburgii BR. Họ: Màn màn Capparidaceae Bộ: Màn màn Capparales Mô tả cây bún: Bún là cây gỗ cao trung bình 18 - 20m, thân nhẵn, phân cành sớm. Vỏ màu xám trắng. Cành có nhiều bì khổng; lá kép chân vịt gồm lá nhỏ, hình trứng hoặc mũi mác dạng trứng, dài 7 - 13cm, rộng 3 - 5cm, đầu nhọn hoặc rất nhọn, mặt dưói lá màu xanh lục bạc. Hoa bún mọc thành ngù ở đầu cành. Hoa to lưỡng tính, lúc đầu màu trắng vàng lục sau chuyển sanh màu tím nhạt. Cánh đài 4, cánh tràng 4 hình trứng hoặc hình tròn chữ nhật. Nhị 18. Quả bún mọng, gần hình cầu, đường kính 2,5 - 4cm, ngoài có một lớp phấn trắng, trong có nhiều hạt hình thận. Hạt không có nội nhũ. Phân bố cây bún: Cây bún phân bố nhiều ở các tỉnh miền Bắc như: Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Tuyên Quang, Vĩnh Phú, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Thường gặp ở các ven sông suối. Sinh thái: Cây rụng lá vào mùa đông, dâm chồi vào đầu xuân trước khi ra hoa, ưa đất cát, đất sung tích chịu được nước ngập tạm thời. Khả năng tái sinh chồi khỏe, tái sinh hạt tốt Mùa hoa bún tháng 2 - 3. Mùa quả chín tháng 10 - 11 Công dụng cây bún: Gỗ bún màu trắng vàng hay nâu nhạt, thớ mịm, hơi cứng, chóng khô, dễ mục mọt, thường dùng làm bánh xe, nhạc cụ, đồ chạm trổ, đồ mỹ nghệ.. Quả ăn được, vỏ quả làm thuốc nhuộm. Lá có thể làm thuốc chữa bệnh dạ dày và muối dưa ăn ngon.... Tài liệu dẫn: Cây gỗ kinh tế - Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh - trang 92. Xem thêm |
CÂY CÔNG TRÌNH - Danh sách các loại cây công trình > Những loại cây công trình và cây trồng rừng khác >