ĐINH VÀNG Pauldopia ghorta (Buch. - Ham. Ex G. Don) Steenis, 1969 Bignonia ghorta Buch. - Ham. Ex G.Don, 1838 Radermachera alata Dop, 1926 Họ: Đinh BignoniaceaeBộ: Hoa mõm sói Scrophulariales Mô tả: Cây gỗ nhỏ, cao 4 - 7m, rụng lá. Cành non có lông rải rác, lá kép lông chim 2 lần, lẻ, dài 20 - 45cm. Cuống lá ở phần mang lá chét có cánh. Lá chét không có cuống, hình trứng hay hơi hình thoi, dài 3 - 11cm, rộng 1,4 - 3,7cm, hình nêm rộng ở gốc, thót nhọn ở đầu, có lông và có tuyến rõ ở mặt dưới. Cụm hoa chùm xim ở nách lá hay tận cùng, dài 8 - 26cm, gồm nhiều hoa. Cuống hoa dài 15mm. Hoa nở ban ngày. Đài hình chuông. Dài 1,1 - 2,2cm, đường kính 0,7 - 1cm, có răng hay không, nhẵn, không tồn tại ở quả. Tràng có sống màu vàng hay đỏ da cam với các thùy có màu đỏ nâu; phần dưới cuả sống hình trụ, dài 0,9 - 1,5cm, phần trên loe rộng, dài 3 - 4,6cm, đường kính ở miệng 1 - 1,3cm. Thùy tràng 5, gần hình tròn và gần bằng nhau. Nhị 4, trong đó có 2 nhị dài và 2 nhị ngắn, không thò ra ngoài sống tràng. Quả gần hình trụ, hơi thắt lại ở giữa các hạt, dài 22 - 34cm, đường kính 0,5 - 0,8cm. Hạt cứng, không có cánh, dài 6 - 8cm, rộng 5 - 8cm. Sinh học: Mùa hoa tháng 3 - 5, mùa quả chín chưa rõ. Tái sinh bằng hạt. Nơi sống và sinh thái: Mọc rãi rác dưới tán rừng nửa rụng lá, ở ven rừng rậm, nơi có độ cao thường không quá 600 - 700 m. Phân bố: Việt Nam: Sơn La (Mường Muôi), Hòa Bình (Qui Đức), Ninh Bình. Thế giới: Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào. Giá trị: Nguồn gen hiếm và độc đáo. Loài duy nhất của chi Pauldopia. Tình trạng: Mức độ bị đe doạ: Bậc T. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Bảo vệ loài trong tự nhiên, không chặt phá. Đưa vào trồng để giữ nguồn gen. điều tra thêm về phân bố và tình trạng.
Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - trang 211. |
CÂY CÔNG TRÌNH - Danh sách các loại cây công trình > Những loại cây công trình và cây trồng rừng khác >