ĐỖ TRỌNG Eucommia ulmoides Oliv. Họ: Đỗ trọng EucommiaceaeBộ: Đỗ trọng Eucommiales Mô tả: Cây nhỡ hay cây to cao 10m hay hơn, vỏ thân và lá có nhựa mủ trắng vỏ màu xám, khi bẻ đôi sẽ thấy những sợi nhựa trắng mảnh như tơ nối giữa các mảnh vỏ; lá mọc so le, hình trứng rộng, dài 6 - 8 cm, rộng 3 - 7, 5 cm, màu lục bóng, mép lá khía răng. Lá cũng có gôm tựa Gutta percha như ở vỏ. Hoa đơn tính khác gốc; hoa đực và hoa cái không có bao hoa; hoa đực mọc thành chùm; hoa cái tụ tập 5 - 10 cái ở nách lá. Quả hình thoi dẹp, màu nâu. Nơi sống và thu hái: Cây của Trung Quốc mọc hoang ở vùng lạnh và cũng được trồng nhiều, Ta nhập giống vào trồng năm 1958, đến năm 1960, việc trồng thử ở Sapa đạt kết quả tốt. Ta đã nhân giống và trồng ở một số nơi khác ở Vĩnh Phú, Lai Châu, Thanh Hóa, Gia Lai, Lâm Đồng thì nhận thấy cây sinh trưởng tốt ở vùng núi cao trên 1000m. Trồng 10 năm 50 - 60 cm mới thu hoạch được vỏ tốt. Có thể thu vỏ vào mùa xuânbằng cách bóc trừ lại 1/3 chu vi thân đảm bảo cho cây vẫn sinh trưởng bình thường, để sau vài năm lại tiếp tục thu hoạch. Vỏ bóc ra đem ép phẳng. Xếp thành đống, ủ 6 - 7 ngáy đến khi mặt trong có màu đen. Phơi hay sấy khô, cạo vỏ ngoài cho nhẫn bóng. Công dụng: Vỏ đỗ trọng dùng trị thận hư, đau lưng, chân gối yếu mỏi, phong thấp, sưng tê phù, cao huyết áp, di tinh liệt dương, có thai đau bụng, động thai ra huyết, hay đi đái đêm bại liệt. Ngày dùng 12 - 20 g, dạng thuốc sắc, cao lỏng, rượu thuốc hoặc hoàn tán. Khi dùng có thể tẩm muối sao. |
CÂY CÔNG TRÌNH - Danh sách các loại cây công trình > Những loại cây công trình và cây trồng rừng khác >