Gai ma vương

đăng 05:50 22 thg 9, 2013 bởi công trình cây

GAI MA VƯƠNG

Tribulus terrestris L. 1753

Tribulus lanuginosus L.

Họ: Tật lê Zygophyllaceae

Bộ: Cam Rutales

Mô tả:

Cây thân cỏ, có cành trải ra trên mặt đất, nhiều cành, dài 30 - 60cm. Lá kép lông chim lẻ, lá mọc đối, dài 2 - 3cm, có 5 - 6 đôi lá chét bằng nhau, phủ lông trắng mịn ở mặt dưới. Hoa màu vàng, mọc riêng lẻ ở các chỗ đính của lá, cuống hoa ngắn. Lá đài 5, cánh hoa 5. Nhị 10. Bầu 5 ô. Quả nhỏ, khô, cầu tạo bởi 5 mảnh vỏ rắn như xương, lưng có gai hình 3 cạnh, tách rở nhau ra, dưới vỏ quả dày là các hạt. Cây mầm không nội nhũ.

Sinh học:

Mùa hoa vào cối xuân và đầu hạ, mùa quả tháng 8 - 9. Cây tái sinh bằng hạt.

Nơi sống và sinh thái:

Mọc nhiều ở các bãi đất trống ven biển.

Phân bố:

Việt Nam: Quảng Bình, Thừa Thiên Huế (Huế), Khánh Hòa (Cam Ranh: Ba Ngòi), Ninh Thuận (Phan Rang - Tháp Tràm).

Thế giới: Campuchia, Angôla.

Giá trị:

Cây dùng làm thuốc, qủa chứa Alcalloid và dầu. Dùng quả làm thuốc chữa đau mắt, chảy nước mắt, thuốc bổ thận, trị đau lưng, tinh dịch không bền, gầy yếu chảy máu cam, lỵ, chữa loét miệng, thuốc cầm máu khi băng huyết, các chứng chảy máu khác. Cả cây còn dùng cho súc vật ăn viì có nhiều phốt pho.

Tình trạng:

Loài hiếm. Mức độ đe dọa: Bậc R. số lượng rất ít.

Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Điều tra thêm khu phân bố và trữ lượng của chúng trong thiên nhiên, khoanh vùng bảo vệ nơi còn loài sống sót. Nghiên cứu đưa vào trồng trọt ở vườn vùng biển.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - trang 288.

Comments