MĂNG CỤT

đăng 21:50 23 thg 9, 2013 bởi công trình cây

MĂNG CỤT

Garcinia mangostana L.

Ho: Bứa Clusiaceae

Bộ: Chè Theales

Mô tả:

Cây gỗ, cao 8 - 10m, đường kính 25 - 35cm. Chia cành thấp, vỏ có nhưa mủ vàng. Lá đơn, mọc đối, hình thuỗn nhọn dày về phía đầu, cuống thô. Hoa tạp tính. Cụm hoa đực 3 - 9 hoa, có lá bắc, cánh đài và cánh tràng 4, nhị nhiều, chỉ nhị ngắn, bao phấn 2 ô. Hoa lưỡng tính, cánh đài và cánh tràng 4, nhị đực 16 - 17, bầu 5 - 8 ô, mỗi ô chứa một noãn.

Quả màu tím có đài tồn tại. Hạt có lớp áo, màu trắng bao bọc thành những múi không đều thường chỉ có 1 - 2 múi có hạt, còn lại bị lép.

Phân bố:

Cây phân bố ở vùng nhiệt đới Đông Nam A: Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Malaixia, Nam Philipin, Nam Ấn Độ, Silanca.

Sinh thái:

Cây thích hợp ở các vùng nhiệt đới, nhiệt độ luôn trên 200C, lượng mưa 1200mm. Măng cụt ưa đất tươi xốp, ẩm nhưng thoát nước, giàu dinh dưỡng. Cây trồng rất phổ biến ở các tỉnh Tây Ninh Sông Bé để lấy quả ăn.

Mùa hoa tháng 1 - 2 - 3. Mùa quả tháng 5 - 6 - 7

Công dụng:

Gỗ không tốt chỉ được dùng trong các công dụng địa phương. Vỏ quả dùng làm thuốc, chữa ỉa chảy, tháo dạ

 

Tài liệu dẫn: Cây gỗ kinh tế - Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh - trang 105.

Comments