NGẢI RỌM Tacca integrifolia Ker - Gawl. 1812 Tacca laevis Roxb. 1832 Họ: Râu hùm Taccaceae Bộ: Râu hùm Taccales Mô tả: Cây thân cỏ, mọc thẳng đứng, có 2 - 13 lá mọc quanh thân rễ hình trụ. Phiến lá hình mũi mác đến hình trái xoan dài, đầu lá có mũi nhọn, gốc lá không men xuống. Cuống lá dài 10 - 20cm. Bẹ lá rất mỏng và ngắn. Cụm hoa dạng tán mang 4 - 5 (30) hoa. Cuống cụm hoa dài tương đương với độ dài của lá. 4 lá bắc của tổng bao rất thay đổi, 2 lá bắc ngoài hình bầu dục hẹp, xếp đối nhau màu lục đến đỏ tía, 2 lá bắc trong mỏng to hơn, hình trứng ngược, đầu nhọn. Xen kẽ với hoa có 5 - 27 lá bắc hình sợi dài tới 25cm. Hoa màu lục đến màu gụ, 3 lá đài hình bầu dục, 3 cánh hoa hình trứng ngược, 6 nhị. Bộ nhụy có bầu dưới, vòi ngắn, núm nhụy chia thùy. Quả dài 2,5 - 5cm, rộng 1 - 2,5cm, mặt cắt ngang có hình 3 cạnh hay tròn. vỏ quả dày tới 2mm, không tự mở. Hạt hình thận, có 6 - 16 đường gờ. Sinh học: Mùa hoa quả vào tháng 3 - 6. Tái sinh bằng hạt và thân rễ. Nơi sống và sinh thái: Mọc hoang trong rừng ẩm, thường ở nơi gần nước. Có nhiều ở miền trung (khu V cũ). Phân bố: Việt Nam: Quảng Nam - Đà Nẵng, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Định. Thế giới: Mianma, Inđônêxia, Thái Lan. Giá trị: Làm thuốc chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng khi thấy kinh, tắc kinh. Thân rễ có chữa khoảng 3 % diosgenin. Tình trạng: Mức độ bị đe dọa: Bậc T. Do khai thác để làm thuốc nên có nguy cơ bị cạn kiệt. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Cần khoanh vùng bảo vệ ngoài tự nhiên và đưa vào trồng trọt để có nguyên liệu làm thuốc.
Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - trang 377. |
CÂY CÔNG TRÌNH - Danh sách các loại cây công trình > Những loại cây công trình và cây trồng rừng khác >