NƯA CHÂN VỊT

đăng 15:58 25 thg 9, 2013 bởi công trình cây

NƯA CHÂN VỊT

Tacca palmata Blume, 1827

Họ: Râu hùm Taccaceae

Bộ: Râu hùm Taccales

Mô tả:

Cỏ sống nhiều năm, có củ hình cầu hoặc hình bầu dục rộng (đường kính đạt tới 1,5 - 3cm), mang 1 - 3 (5) lá có cuống dài. Phiến lá xẻ thủy chân vịt thành 4 - 8 thùy. Cụm hoa 1 - 2 hoa tán, ở trên cuống dài bằng cuống lá (cỡ 30 - 40cm), chứa khoảng 10 hoa. Lá bắc tổng bao 4, dạng lá với gân chân vịt, xếp chéo chữ thập thành 2 vòng, 2 vòng ngaòi gần hình bầu dục, nhọn đầu, 2 chiếc vòng trong hình thoi và có cuống rõ.

Hoa nhỏ, màu xanh hoặc màu nâu tím, không có các lá bắc hình sợi (không có râu. Cuống hoa dài 1 - 2cm. Bao hoa hợp nhau ở gốc, đỉnh xẻ thành 6 thùy, trong đó có 3 thùy vòng ngoài hình mặt chim nhọn đầu, 3 thùy vòng trong dài hơn và xẻ đôi ở đỉnh. Nhị 6, đính đối diện với các thùy của bao hoa. Bầu 1 ô với 3 giá noãn bên, chứa nhiều noãn. Quả nạc, hình cầu, đường kính tới 10mm, chứa chừng 10 hạt.

Sinh học:

Mùa hoa vào tháng 7 - 9. Tái sinh bằng hạt hoặc củ.

Nơi sống và sinh thái:

Mọc trong rừng thưa cây lá rộng, nơi ẩm, ở độ cao 10 - 200 m.

Phân bố:

Việt Nam: Mới chỉ gặp ở một số điểm thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo), Kiên Giang (đảo Phú Quốc, Thổ Chu).

Thế giới: Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin và Tây Niu Ghinê.

Giá trị:

Về mặt khoa học là nguồn gen độc đáo: một loài râu hùn không có râu khác hẳn các loài khác đã biết ở nước ta. Về mặt kinh tế, nhân dân một số nước vùng Đông Nam Á dùng củ cạo sạch vỏ giã nát đặp vào vết thương chữa răn cắn, ở Philippin còn dùng làm thuốc điều kinh cho phụ nữ.

Tình trạng:

Loài hiếm. Mức độ đe dọa: Bậc R.

Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Không khia thác chặt phá để bảo vệ nguồn gen tại khu bảo vệ thiên nhiên Côn Đảo (hòn Bảy Cạnh). Nên đưa một số cây gống về trồng (như một loại cây cảnh) tại Thảo cầm viên - Tp Hồ Chí Minh.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - trang 378.

Comments