TỤC ĐOẠN Dipsacus japonicus Miq. 1868 Họ: Tục đoạn Dipsacaceae Bộ: Tục đoạn Dipsacales Mô tả: Cây thân cỏ, cao 90 - 150cm. Rễ mập. Thân có khía dọc, và gai nhỏ thưa. Lá ở trên ngọn thân có phiến hẹp, lá mọc đối, không cuống. Có răng cưa dài, đầu nhọn. Lá ở phía gốc có phiến xẻ sâu thành 3 - 9 thùy hình lông chim. Dọc gân của lá ở mặt dưới có gai nhỏ. Cụm hoa hình đầu, đường kính 1 - 2cm, cuống cụm hoa dài 20 - 50cm. Tổng bao và lá bắc và các lá bắc trong cụm hoa cứng, nhọn. Hoa màu trắng, quả bế có 14 cạnh, nhẵn, đáy bằng, màu xám trắng, dài 5 - 6mm. Sinh học: Mùa hoa quả tháng 8 - 10. Tái sinh bằng hạt. Nơi sống và sinh thái: Loài thực vật này mọc hoang ở vùng núi cao, lạnh ở miền Bắc Việt Nam, trên độ cao 1.400 - 1.700m, chỗ ẩm, thường lẫn với cỏ dại. Phân bố: Việt Nam: Lai Châu (Sìn Hồ, Phong Thổ: Bình Lư), Lào Cai (Sapa), Hà Giang. Thế giới: Trung Quốc. Giá trị: Rễ làm thuốc chữa bệnh. Tình trạng: Sẽ nguy cấp. Do bị khai thác nhiều để làm thuốc nên có nguy cơ bị cạn kiệt. Mức độ đe dọa: Bậc V. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Cần khoanh vùng bảo vệ tự nhiên và đưa về trồng trọt để có nguyên liệu làm thuốc.
Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - trang 120. |
CÂY CÔNG TRÌNH - Danh sách các loại cây công trình > Những loại cây công trình và cây trồng rừng khác >