Cây cau lùn
Cây cau lùn Tên khoa học: Areca catechu, Đặc điểm: cây thân
cột, cao trung bình. Thân có đốt cách nhau 10m, gốc thân hơi phình rộng, mang nhiều rễ
nổi. Lá mọc tập trung ở đầu cành, kép lông chim, có bẹ lớn ôm thân gọi là mo,
lá phụ dạng dải màu xanh bóng. Cụm hoa đơn tính cùng gốc. Hoa đực màu trắng nhỏ
có mùi thơm, hoa cái lớn hơn ở dưới màu xanh. Quả hinh trứng thuôn 2 đầu, non
màu lục, chín màu vàng.
Cây cau lùn có các lông dày, gốc to, thân và lá xanh thẫm, có trái quanh năm, đặc biệt là dịp cưới, ngày Tết. Hiện nay tùy theo đời cau mà cho ra tỷ lệ cau lùn rất ít, khoảng 20%. Muốn ươm, cần cho buồng trái của những cây cau lùn (100%), nhất là những cây dưới 8 năm tuổi., to khỏe, không bị bệnh để lấy trái ươm. Khi thấy quả chín có màu đỏ, hái xuống đem qua và cột bao lại, để vào nơi thoáng mát. Khoảng 20 ngày sau, mở ra kiểm tra, nếu thấy đầu cuống cau có nẩy lên mộng nhỏ màu trắng bằng hạt đậu xanh, nghĩa là cau đã nảy mầm. Có thể vùi (lấp) các trái cau này vào đống cát ẩm, sau 20 ngày kiểm tra, trái nào nảy mầm thì dùng bao nilon có đâm lỗ ở đáy bao cho thoát nước để ươm cau. Trộn đất cát đến 4 phần, phân hoai 1 phần, cho đất vào 2/3 bao, nhặt những quả cau đã nảy mầm vào bao, mầm hướng lên trên, cho đất vào lấp trên quả cau khoảng 1cm. Chú ý chỉ cho vào bao nilon những quả đã nảy mầm, còn những quả chưa nảy thì 5 hoặc 10 ngày sau kiểm tra, nếu thấy nảy mầm thì vô bao tiếp… Những bao này xếp tập trung một chỗ, gặp mùa mưa nhiều thì che lại, vì ngâm nước lâu sẽ bị vàng lá, gặp nắng nhiều thì tưới nước. Cau lùn ít sâu bệnh, tuy nhiên, không nên ươm vào nơi rợp, thiếu ánh sáng mặt trời dễ phát triển một số nấm bệnh dưới lá của cây, kể cả những cây cau trưởng thành mà trồng nơi rợp cũng bị nấm, rầy… Cần dùng thuốc trừ rầy hoặc Ridomin (trừ nấm) để phun. Ngòai ra ở những cây cau trưởng thành, ngọn bị xoắn, có thể bị ấu trùng, côn trùng… ăn, làm tổ ở bẹ non của ngọn cau. Dùng thuốc Padan 95SP; Bassa 50ND; Para 43SC v.v… (có hướng dẫn liều lượng ở nhãn, bao bì) phun xịt. Ươm, trồng cau lùn, nếu làm qui mô, bài bản, thì thu nhập rất cao, vì ít sâu bệnh, phí tổn thấp, không cần diện tích lơn. Nếu trồng vài cây trong vườn, vừa có nguồn thu nhập, vừa có khoảng không gian xanh, đẹp. Quan niệm “trước cau sau chuối” là một kinh nghiệm để bố trí cảnh quan cho ngôi nhà theo văn hóa dân gian Việt Nam. Điều này chủ yếu tập trung vào cách bố trí hướng nhà ngày xưa. Bởi ngôi nhà truyền thống đa phần đều quay về hướng Nam và các hướng cận Nam như Đông Nam, Tây Nam để đón gió mát và tránh nắng Tây cũng như gió Bắc lạnh. Vì thế, phần trước ngôi nhà nên trồng cau hay nói chung là những cây thân cột thẳng (cau, thiên tuế, cọ, dừa…) để vừa không ngăn cản nắng sớm và gió mát, ít rụng lá, vừa được dáng vươn cao thẳng đẹp. Còn “sau chuối” là nên trồng những loại cây có lá to và dày, mọc nhanh và ken sát nhau để những chúng ngăn gió lạnh hướng Bắc và Đông Bắc, ngăn nắng buổi chiều ở Tây Bắc và giữ ấm cho phần sau ngôi nhà. Hiện nay, dù các căn nhà được thiết kế khác, tuy nhiên những quan niệm này vẫn không thay đổi. Ngoài việc trồng các cây trên, gia đình có thể trồng những giống cây có thân và tán tương tự để vừa làm đẹp căn nhà vừa mang ý nghĩa phong thủy như trên. Cây cau lùn có các đặc điểm như ngoài thân cao thẳng, lá tán rộng, ít rụng lá thì còn có những chùm quả xum xuê, hoa cau thơm… Điều này được liên tưởng mang lại sự may mắn cho gia đình. ............. Xem thêm: cây làm thuốc,
cây lá màu:
cây công trình, cây bóng mát, phân bón,
thuốc, sâu bệnh |