Cây dong riềng

cây dong riềng

Cây Dong Riềng: Canna indica

Nguồn gốc: Từ các nước Trung và Nam châu Mỹ

Hình thái: Cây thân cỏ, có thân rễ ngầm, mọc bò dài phân nhánh, hàng năm nẩy chồi cho các thân nhẵn, mọc thẳng đứng cao từ 1-2m. Lá to, mọc cách, dạng thuôn dài, màu xanh bóng, gân giữa to, gân phụ song song. Cụm hoa ở kẽ một mo chung, gần tròn, màu xanh, mang ít hoa lớn, xếp sát nhau, màu hoa sặc sỡ.

Sinh thái: Cây dễ trồng bằng các đoạn thân rễ, mọc khỏe, chịu được khô nóng.

Thời vụ trồng:

Dong riềng là cây dài ngày, chịu hạn tốt, chịu rét khá. Do vậy, có thể trồng quanh năm trừ những tháng quá nắng nóng hoặc quá rét. Tuy nhiên thời vụ thích hợp nhất nên trồng từ tháng 2 đến tháng 5, cụ thể từ 5/ 2 đến 5/3. Trồng sau 6-8 tháng, cây có thể thu hoạch để lấy củ tươi; trồng sau10- 12 tháng, có thể thu hoạch để chế biến tinh bột.

 Chọn củ giống:

- Chọn củ giống đồng đều, đúng giống, không  bị trầy xước và sạch bệnh

- Củ giống có nhiều mầm phát triển tốt, dùng tay bẻ mỗi mầm củ theo hình ô van để trồng.

- Củ dong riềng không có thời gian ngủ nghỉ. Do vây, sau khi thu hoạch có thể mang trồng ngay và không cần phải xử lý củ giống bằng nhiệt độ hay hóa chất như một số cây trồng khác. Tuy nhiên, nên dùng thêm vôi bột hoặc tro bếp, để chấm vị trí bẻ mầm trước khi trồng 2-3 ngày. Điều này giúp củ giống nhanh liền sẹo, tránh bị nhiễm bệnh hoặc thối củ khi gặp thời tiết bất thuận.

Chuẩn bị đất trồng:

- Cây dong riềng là loại cây có thể trồng trên nhiều lại đất như: đất đồi núi, đất vườn nhà, đất bạc màu, đất mặn … Nhưng để dong riềng cho nhiều củ và chất lượng bột tốt, nên trồng trên những đất xốp, nhiều mùn như là đất bãi ven song.

- Dong riềng phát triển củ theo chiều ngang, rễ cây ăn sâu. Do vậy, khi làm đất trồng cần phải cày sâu từ 15-20 cm, bừa kỹ, nhặt sạch cỏ.

- Tuy nhiên, nếu trồng dong riềng trên đất đồi núi, đất đá, bãi thoát nước thì không cần phải làm đất mà sau khi dọn cỏ, bổ hốc đường kính khoảng 20cm, sâu khoảng 20 x 25cm sau đó trồng

- Nếu trồng trên đất ruộng, vườn, bãi đọng nước thì cần lên luống rộng 1,4 – 2 m; cao 15cm- 20cm và rãnh rạch ngang luống sâu khoảng 15cm.

- Sau khi làm đất xong chuyển sang công đoạn bón lót. Lương phân bón cho 1 sào Bắc Bộ (360m2): Phân chuồng: 300 – 500 kg, phân lân: 15-20 kg.

-  Mật độ trồng: củ cách củ là 40 cm - 45cm; hàng cách hàng  45- 50cm.

-Sau khi đã trồng xong, tiến hành bón lót đợt 2 bằng đạm và kali. Điều này để tránh làm thối củ, nếu gặp trời mưa. Cách bón là rải phân giữa 2 củ giống trên một hàng, tránh để phân chạm vào củ giống.  Lượng bón một sào Bắc bộ (360 m2) như sau: Phân đạm: 3- 4 kg, Kali: 3-4 kg.

Chăm sóc:

Bón thúc: Để cây sinh trưởng phát triển tốt cần phải bón thúc cho cây.

Vun gốc:  Dong riềng là cây thân thảo, có bản lá rộng và dài, nhiều đốt, thân to hay thân nhỏ, cứng hay mền tùy thuộc vào giống. Để cây không bị đổ, gẫy khi gặp mưa bão, cần phải vun gốc cho cây.

Tưới nước: Vì có thời vụ trồng thường bắt đầu khi vào xuân, có mưa phùn nên dong riềng hoàn toàn có thể phát triển tốt khi chỉ dựa vào nước trời. Nhưng nếu trồng trong điều kiện tưới tiêu chủ động thì nên tưới rãnh đầy đủ cho cây vào các giai đoạn phát triển bộ phận thân lá mạnh và giai đoạn bắt đầu củ phình to.

Phòng trừ sâu bệnh:

Dong riềng là loại cây ít bị sâu bệnh hại, mức độ gây hại gần như không ảnh hưởng đến năng suất củ. Tuy nhiên, giai đoạn cây nhỏ, có thể bị sâu xanh, sâu khoang hại. Khi giai đoạn cây lớn có thể bị bọ lẹt hại. Sau trồng 180 ngày cây có thể bị bệnh khô lá.Với sâu hại như sâu xanh, sâu khoang và bọ lẹt hại, có thể bắt tay, vì mức độ gây hại rất nhỏ.

……………..
Xem thêm các loại cây lá màu khác tại: cây lá màu
Xem thêm các loại cây bóng mát thân gỗ khác tại: cây bóng mát

Comments