Hoa có nguồn gốc từ Địa Trung Hải
và chuyển vào Việt Nam từ nửa đầu thế kỷ 20. Hoa trồng trong bồn, trong công
viên, thông thường là sản xuất hoa cắt và thích hợp ở nhiều vùng sinh thái khác
nhau. 1. Chuẩn bị cây giống - Cây giống được nhập nội, tuy nhiên hiện nay một số giống trong dân được nhân bằng phương pháp giâm chồi nên năng suất và chất lượng kém, màu sắc hoa không đẹp, cây dễ bị nhiễm bệnh. Một số giống mới đang được trồng phổ biến hiện nay được nhập nội và nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô như St Car Arcopolis, St Car Yellow Viama, St Car Prardopino, St Car Don Pedro, St Car White Liberty… - Nguồn cây giống cẩm chướng có thể từ cây invitro hoặc chồi nách của cây in vitro. Nếu cây giống lấy từ chồi nách cần chọn các chồi khỏe mạnh, không quá già hoặc quá non. Chồi sạch bệnh, đồng đều về kích thước (8-10cm). - Giá thể ươm chồi ngọn: Sử dụng đất đỏ, cát, trấu hun, xơ dừa với tỉ lệ 50:30:20; hoặc đất mùn đen 100% đã xử lý nâng độ pH lên 6-6,5. - Kích thích ra rễ: Sử dụng kích thích ra rễ thuộc nhóm IBA, NAA, nồng độ khoảng 0,02 % hoặc dùng chế phẩm kích thích ra rễ sẵn có trên thị trường dạng bột chấm vết cắt trước khi cắm lên giá thể. - Chăm sóc: Chồi ngọn ươm cần được chăm sóc cẩn thận cho đến khi ra rễ; để nơi thoáng mát; tưới nước bằng bình phun vào buổi sáng để giữ ẩm cho giá thể. Sau 25-30 ngày cây ra rễ, có thể trồng được..
2. Chuẩn bị đất - Đất trồng cẩm chướng phải chọn ruộng bằng phẳng, đất tơi xốp, thoát nước tốt, nhiều mùn. Không trồng 2 vụ cẩm chướng liên tục, phải luân canh 2-3 năm. - Đất cày sâu 40-60cm, khử tuyến trùng bằng Ethoprophos 10% (2-3kg Mocap hạt/ 1000m2), khử vi khuẩn bằng calcium hypochlorite (3 kg /1000 m2) (Trường hợp đất bị nhiễm nặng thì xử lý xông hơi bằng Metyl bromide). - Lên luống cao 25-30cm, rộng luống 1,2 m, bề mặt luống bằng phẳng, tưới ẩm trước khi trồng cây. 3. Trồng cây - Chọn những cây giống đạt tiêu chuẩn, đồng đều, có bộ rễ tốt dài từ 2-3cm. Trồng khoảng cách hàng cách hàng là 20 cm, cây cách cây 15 -20cm, Khoảng 20.000 - 22.000 cây/1000m2. Trồng lấp đất vừa ngang với cổ rễ. Sau khi trồng phải tưới nước cho cây. Thường xuyên kiểm tra để trồng dặm kịp thời. 4. Tưới nước Có thể thiết kế hệ thống tưới phun mưa hoặc hệ thống tưới nhỏ giọt. Nước tưới phải đảm bảo sạch, không bị nhiễm bệnh, hoá chất từ các nguồn nước khác. Cây mới trồng trong 10 ngày đầu cần tưới nước 2 lần/ ngày vào sáng sớm và chiều mát để duy trì độ ẩm giúp cây bén rễ nhanh. Sau trồng 10 ngày, tuỳ vào độ ẩm của đất và theo mùa mà lượng nước tưới và số lần tưới khác nhau, mùa nắng khoảng 2-3 ngày tưới 1lần, mùa mưa 4-5 ngày tưới 1lần tùy theo nhu cầu của cây. Tưới nước vào buổi sáng để tránh ướt lá vào chiều tối, hạn chế sự phát triển của nấm bệnh. Sau khi cây đã bén rễ, nên tưới bằng hệ thống tưới nhỏ giọt là tốt nhất. Trong những ngày nắng nóng, kết hợp tưới phun lên lá để làm mát cây. 5. Phân bón và phương pháp bón Lượng phân cần bón: Tính cho 1000m2 trong 1 năm như sau - Phân chuồng: 10 -12m3 - Vôi: 100-150 kg; Phân vi sinh: 30 kg; Magiê sulphat: 5-10 kg - Phân NPK nguyên chất: 250 kg N- 200 kg P2O5-150 kg K2O (có thể dùng phân đơn hoặc phân NPK tính theo lượng nguyên chất trên) Phương pháp bón phân - Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, vôi 100-150 kg, lân 50 kg, phân vi sinh và magiê sulphat. - Bón thúc: Bón theo định kỳ 15 -20 ngày/lần, theo lượng phân hóa học nguyên chất trên chia ra các lần bón trong 1 vụ.
Phòng trừ sâu hại, rầy rệp và ruồi hại * Sâu xám (Agrotis spp.): Loại sâu này thường cắn ngang gốc cây, đặc biệt là cây mới trồng. Chúng thường hoạt động vào ban đêm nên cần phun thuốc vào các buổi chiều tối sau khi đã tưới đất thật ẩm. Sử dụng Cypermethrin + Profenofos (Polytrin P440EC), Esfenvalerate (Sumi Alpha 5EC)… để phòng trừ. Phải phun ngay sau khi trồng và chỉ phun 1- 2 lần trong tuần đầu tiên. * Nhóm sâu ăn lá (sâu xanh, sâu khoang, sâu xám): Sâu tuổi nhỏ ăn phần thịt lá để lại lớp biểu bì phía trên. Sâu tuổi lớn ăn khuyết lá non, ngọn non, mầm non, khi cây có nụ sâu ăn đến nụ và làm hỏng nụ, hoa. Biện pháp phòng trừ: - Luân canh với cây trồng khác để tiêu diệt các mầm mống gây hại như trứng sâu, sâu non, nhộng có trong đất, cỏ dại. Dùng các biện pháp thủ công như dẫn dụ sâu bằng bả chua ngọt, ngắt bỏ ổ trứng, diệt trừ sâu non, tiêu hủy các bộ phận bị sâu phá hoại như: lá, cành, nụ hoa.
…………….. |