Cây hoa thiên lý

Cây hoa thiên lý

Cây hoa thiên lý có tên khoa học Telosma cordata (bura.f.) merr pergularia minor ander.

Thân dài 1–10 m, màu lục ánh vàng, khi non có lông tơ, những đoạn thân của năm trước màu xám nhạt, không lông, thông thường có các mấu xốp nhỏ thưa thớt. Cuống lá 1,5–5 cm; phiến lá hình trứng, 4-12 × 3–10 cm, phần gốc lá hình tim với các lõm gian thùy hẹp, nhọn mũi; các gân lá chính 3, gân phụ tới 6 cặp.

Xim hoa kiểu tán (mọc thành chùm), chứa 15-30 hoa; cuống hoa 0,5-1,5 cm, có lông măng. Các lá đài hình mũi mác thuôn dài, có lông măng. Tràng hoa màu xanh lục ánh vàng; ống tràng 6-10 × 4–6 mm, có lông măng bên ngoài, nhiều lông hoặc nhẵn nhụi với phần họng nhiều lông mé trong; các thùy thuôn dài, 6-12 × 3–6 mm, có lông rung. Các thùy của tràng hoa hơi dày, phần gốc hình trứng, nhọn đỉnh, thông thường có khía hay xẻ thùy sâu. Các khối phấn thuôn dài hay dạng thận. Núm nhụy hình đầu. Các quả đại hình mũi mác, 7-13 × 2-3,5 cm, nhẵn nhụi, hơi tù 4 góc. Các hạt hình trứng rộng bản, khoảng 1 × 1 cm, phẳng, cụt đỉnh, mép có màng; mào lông 3–4 cm. Ra hoa trong khoảng từ tháng 5 tới tháng 10, kết quả trong khoảng tháng 10-12.

Do cây thân leo chằng chịt nên có tên thiên lý (ngàn dặm). Có ngươi lại cho rằng mùi thơm của hoa đưa xa ngào ngạt nên đặt tên thiên lý Hoa thiên lý ra thành chùm ở nách lá, màu hoa xanh lục nhạt và vàng, có mùi rất thơm về ban đêm và sáng sớm.

Cây leo bằng thân không có tua cuốn, lá và hoa ăn được, ăn hoa và lá thiên lý ngủ khỏe và ngon thơm. Canh cua đồng nấu bánh đa song, một món ăn dân dã không thể thiếu hoa thiên lý Họ thiên ly còn được dùng bày ra cúng. Hoa nở vào mùa hè. Mùa đông cày rụng lá và chết các cành nhỏ. Có hai giống thiên lý. Giống cây lá và hoa to thơm hơn giống lá và cây nhỏ, đầu cánh hoa tròn. Hoa nở hình sao cây hoa thiên lý ưa ánh sáng và đất ẩm, tốt,

không đòi hỏi chăm sóc nhiều và phải có thân leo hoặc ít ra là cho leo lên các cây lớn hoặc cây bụi.

Thường được làm dàn cho leo trước cửa nhà, sân hay leo trên ban công. Từ tháng 10 âm lịch trở đi, thiên lý ngừng cho hoa và bắt đầu rụng lá. Các cành nhỏ dàn bị chết khô, tới tháng 2 – 3 thiên lý nảy chồi. Đầu tháng 4 thì cho hoa trở lại. Hằng năm, sau khi cây rụng lá thì nếu cây còn nhỏ chưa leo kín dàn cần cắt bỏ gần sát gốc. Cây đã có tuổi, 2 – 3 năm phải cắt sát gốc tới đất, cây sẽ lên thân mập và sống lâu. Kết hợp là bồi thêm đất tốt vào gốc.
Trồng thiên lý bằng cành, cắt các đoạn thân to bằng chiếc bút chì hoặc ngón tay dái 30 – 35cm đem giâm vào mùa xuân. Cũng có thể cắt một đoạn thân dài 1 – 2m cuốn lại thành vòng rồi trồng như trồng sắn dây.

Bón phân - Chăm sóc:

Chọn những chồi tốt nhất làm dây cái cho leo lên giàn, những dây phát triển kém thì cắt bỏ. Bảo đảm đủ ẩm, úng phải tiêu nước ngay. Khi cây leo cao được 2m thì bón thúc bằng phân Better NPK 16-12-8-11+TE hòa nước tưới cách gốc 60 cm. Khi cây nằm trên giàn 30-50 cm mới cho phát triển nhánh, chủ động dẫn nhánh toả kín giàn, tránh để các nhánh quấn vào nhau. Khi thiên lý cho hoa tiến hành bón phân bổ sung cho cây. Rễ thiên lý ăn cạn nên khi bón không cần xới xáo, chỉ cần rãi phân sau đó phủ lên một lớp mùn và lá khô là được. Bình quân mỗi tháng bổ sung phân một lần, khoảng 1-2 kg phân hữu cơ sinh học Better HG 01 + 100-150 g NPK (16- 12 – 8-11+TE) cho một gốc.

Sâu bệnh hại và cách diệt trừ:

Rệp là nguy hiểm nhất. Nếu không tiêu diệt kịp thời, không bao giờ được ăn hoa Thiên lý. Phải kiểm tra hàng ngày từ lúc bắt đầu có lá, giết ngay bằng tay, nếu nhiều phải dùng chổi lông (chổi cạo râu hoặc chổi quét sơn tốt) quét rệp vào tờ bìa cứng rồi đốt cháy rệp. Khi có nụ phải kiểm tra xem rệp có chui vào kẽ chùm nụ hay không, nếu có thì dùng tăm nhọn đẩy rệp ra giết.

Nấm đen (họ bạch phấn) như muội nồi nên thường gọi là muội, phát triển trên lá và dây; chỗ có nhiều lớp lá thường có nấm đen. Nó làm cho cây chảy nhựa và suy yếu (thường phát triển vào mùa hoa, từ tháng 7 trở đi), diệt bằng cách không để lá dày nhiều lớp, hái bớt lá non để ăn, lá già để làm phân. Nếu thấy muội đen, hái toàn bộ lá có muội rắc vôi bột vào đem chôn. Pha nước vôi quét vào dây có muội nấm.

Công dụng chữa bệnh

Theo Đông y, hoa thiên lý vị ngọt, tính bình, có tác dụng lợi gan, thanh nhiệt, giải độc, an thần, kích thích lên da non, làm sáng mắt, tiêu viêm mắt, làm tan màng mộng. Nó còn được dùng để giúp ngủ ngon và chữa giun kim. Liều dùng hằng ngày: 5-10 g hoa khô hoặc 15-30 g hoa tươi.

Nhiều bộ phận khác của cây thiên lý cũng được dùng làm thuốc:

- Rễ: Có tác dụng chữa đái buốt, nước tiểu lẫn máu hoặc có cặn trắng, dùng 12-20 g/ngày dưới dạng thuốc sắc.

- Lá: Có tác dụng sát trùng, diệt khuẩn, kích thích mọc da non, thường dùng để đắp lên mụn nhọt, những vết loét, chữa trĩ ngoại (lòi dom) và sa dạ con, liều dùng 12-20 g/ngày. Tại Thái Lan, cả hoa và lá cây thiên lý được dùng để chữa viêm kết mạc cấp và mạn, viêm kết mạc do lên sởi, mắt mờ không nhìn rõ do màng mộng.

Từ nhiều năm trước, Bệnh viện Thái Bình đã thử nghiệm dùng lá cây thiên lý chữa trĩ ngoại và sa dạ con, đạt kết quả tốt.

……………..
Xem thêm các loại cây lá màu khác tại: cây lá màu
Xem thêm các loại cây bóng mát thân gỗ khác tại: cây bóng mát