Họ Nắp ấm (danh pháp khoa học: Nepenthaceae) là một họ thực vật hạt kín đơn chi, chỉ chứa 1 chi duy nhất với danh pháp Nepenthes, được biết đến dưới tên gọi nắp ấm hay nắp bình. Chi này chứa khoảng 90 tới 130 loài, với vô số loại cây lai ghép tự nhiên hay từ gieo trồng. Chúng chủ yếu là các loài cây tạo thành dạng dây leo tại khu vực nhiệt đới Cựu thế giới, trong khu vực từ miền nam Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Philippines; kéo dài về phía tây tới Madagascar (2 loài) và Seychelles (1 loài), Ấn Độ (1 loài) và Sri Lanka (1 loài); về phía nam tới Australia (3 loài) và New Caledonia (1 loài). Sự đa dạng lớn nhất có trên các đảo Borneo và Sumatra với nhiều loài là đặc hữu. Một số loài là thực vật của các khu vực đồng bằng thấp và nóng ẩm, nhưng đa phần là thực vật miền núi nhiệt đới, có ban ngày nóng ẩm nhưng ban đêm mát tới lạnh quanh năm. Một vài loài được coi là thực vật núi cao nhiệt đới với ban ngày mát và ban đêm gần như đóng băng. Tên gọi trong tiếng Anh monkey cups (chén khỉ) là để chỉ tới một thực tế là người ta đã thấy những con khỉ uống nước mưa đọng lại trong các loài cây này. Cách trồng cây nắp ấm
1. Độ ẩm: Nắp ấm không đòi hỏi độ ẩm cao để sống, khi ẩm độ xuống rất thấp thì cây vẫn có thể sống được, nhưng lại đòi hỏi độ ẩm cao để tạo ấm. Những cái ấm của nắp ấm rất nhạy cảm với ẩm độ, nếu độ ẩm thay đổi đột ngột thì sẽ gây ra hiện tượng héo ấm hàng loạt. Ẩm độ thích hợp cho nắp ấm tạo ấm đẹp là vào khoảng 70%, nhưng nếu tập cho cây quen với môi trường, thì ẩm độ thấp cây vẫn tạo ấm but… nhỏ hon. 2. Ánh sáng: Tuyệt đại đa số nắp ấm đều rất háo nắng, càng nhiều ánh nắng thì màu sắc của ấm càng đẹp. Cây có thể chịu được nắng chiều, thậm chí nắng gay gắt giữa trưa nếu được tập luyện cho thích nghi dần. Tuy nhiên nếu muốn giữ cho ấm đẹp được lâu thì song song với việc giữ ẩm thật tốt, ta cũng nên che bớt nắng vào giữa trưa, 70% đến 90% nắng là đủ cho cây sống khỏe và cho màu sắc đẹp. 3. Nước tưới: Nắp ấm không đòi hỏi cao về nước tưới, có thể dùng bất cứ nước nào miễn sao ít khoáng và nghèo chất hữu cơ là được. Mình dùng nước máy tưới trực tiếp cho các cây nắp ấm trong nhà thì cây vẫn sống khỏe. 4. Tưới nước: Vì lá cây nắp ấm rất nhiều, nên đòi hỏi khá nhiều nước. Tùy vào thời tiết, có thể tưới ngày 1 đến 2 lần. Việc ngưng tưới nước 1 vài ngày có thể gây hậu quả rất nghiêm trọng là lá và ấm sẽ héo hàng loạt, tuy nhiên cây vẫn có thể phát triển trở lại khi cung cấp đủ nước trở lại. Đối với các cây trưởng thành có thân ngầm lớn, mặc dù phần thân cành ở trên héo rụng hết, nhưng vì có thân ngầm dự trữ ở dưới, nên khi tưới nước trở lại thì phần thâm ngầm vẫn có thể đâm chồi nẩy lộc trở lại. Đó là phép màu hồi sinh thần kỳ của nắp ấm. 5. Nhiệt độ: Khí hậu ở Sì Gòn quanh năm nóng ẩm (>30 oC), lại không có mùa đông, là điều kiện rất tốt để phát triển các cây nắp ấm vùng thấp và vùng chung gian. (Như là mirablis và thorelii) Đối với cây nắp ấm vùng cao, mình chưa có kinh nghiệm. (Mong bạn nào có kinh nghiệm về nắp ấm vùng cao chia sẻ lại ý kiến) 6. Chất trồng: Sơ dừa trộn với cát theo tỉ lệ 1:1 hoặc 2:1, cho kết quả rất tốt. Nhưng vì sơ dừa rất hay bị mục rã, nên các bạn phải thay đổi chất trồng hàng năm. Chú ý: với chất trồng là sơ dừa thì tuyệt đối không được dùng phương pháp ngâm chậu trong khay nước được, vì làm như vậy sơ dừa sẽ thối rữa và bốc mùi hôi rất kinh khủng. 7. Phân bón: Nắp ấm theo bản năng sẽ tiết mật ngọt dẫn dụ côn trùng đến, chủ yếu là kiến. Cho nên không cần thiết phải bón phân. Và đặc biệt không bao giờ được bón phân bón gốc, vì rễ cây rất nhạy cảm với phân bón, nếu bạn làm như vậy thì bạn sẽ trở thành 1 “sát thủ” thực sự đó. Tóm lại: nắp ấm rất dễ trồng nếu chăm sóc đúng cách, cây sống hầu như hoàn toàn tự lập, việc bạn làm chỉ là tưới nước, và thưởng thức vẻ đẹp quyến rủ của những cái ấm treo lủng lẳng trong gió mỗi ngày.
Hướng dẫn giâm cành cho cây nắp ấm Trước tiên Cây mà các bạn chọn để cắt ra giâm cành phải đủ lớn, không nên lấy cây còn quá nhỏ sẽ không giâm cành được Khi cắt cành các bạn chú ý mấy điểm sau: - Cắt phần thân còn xanh tươi của cây, không cắt phần thân đã khô và khi cắt không nên cắt hết phần thân tươi mà phải chừa lại để Cây Mẹ có thể tiếp tục nảy mầm và phát triển. - Khi cắt phải chú ý tránh cắt vào các "mắt" trên thân cây vì cây sẽ nảy mầm tại các "mắt " đó. - Nên cắt thân cây xéo khoảng 45 độ nằm tăng bề mặt tiếp xúc với chất trồng, cây sẽ mau ra rễ. Tiếp tục cắt nhỏ nhánh vừa cắt ở trên . Các bạn cắt khúc nhỏ dài khoảng 3 -5 cm (2 - 3 đốt lá) và chú ý không cắt vào các "mắt" trên thân. Phần lá trên thân thì các bạn cắt bỏ từ 1/2 - 2/3 lá, không nên tiếc vì nếu để nguyên lá hoặc cắt ít quá thì nhánh giâm sẽ bị mất nước nhiều nên nhánh giâm sẽ chậm phát triển. Sau khi làm xong các bước trên các bạn cắm các nhánh giâm vào chậu chất trồng (Dớn, xơ dừa...), lưu ý là các bạn chỉ cắm vào thôi , không được ép chất trồng chặt quá cây sẽ khó ra rễ. Thế là xong, bây giờ các bạn đem các chậu giâm vào để nơi có ánh sáng gián tiếp (ánh sáng khoảng 50%) , thường xuyên tưới nước để giữ ẩm cho khộng khí xung quanh và đảm bảo chất trồng luôn ẩm ướt. Nếu nhiệt độ ở vườn cao, độ ẩm thấp, các bạn có thể bỏ chậu giâm vào bịch nilong. Cách trên đã được áp dụng tốt với mirabilis các loại, mira x thore, gracilis red Chúc các bạn thành công ./.
…………….. |