Cây trúc đùi gà - Bambusa ventricosa MC. Clure Họ Cỏ –
poaceae Cây có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á:Thái Lan, Lào, Mianma… Cây nhỏ mọc
thành bụi cao dưới 4m. Thân cong queo, lóng phình ở gốc, thuôn ở đỉnh, xếp sát
nhau đều đặn, vòng đốt hơi cao. Thân non màu lục sẫm, sau chuyển sang màu vàng.
Mo ở đầu bẹ hơi rộng, nhô lên dạng vòng cung. Lá mo hình trứng đầu nhọn, gốc
hơi hình tim. Cành mọc ngang hơi thẳng lên trên, xếp đều đặn trên lóng làm
thành một mặt phẳng, đối xứng nhau. Lá hình trứng, thuôn dài hình mũi mác, đầu
nhọn, gốc lá tròn hay hơi tù, dài 12 – 24cm, rộng 1 – 2cm, cuống lá ngắn. Cây
có hình dáng đẹp nên được dùng làm cây cảnh, được trồng trong chậu hay trong các
bồn cỏ.
Trúc đùi gà còn được gọi là trúc phật Bà hay trúc đùi ếch. Đặc điểm: Thân cây bao gồm các đốt hợp lại, lóng của thân thường trên nhỏ dưới to có dạng hình chùy (có dáng như đùi gà, đùi ếch). Các mắt trên đốt của thân sinh ra các cành ngẩng 2 bên tạo thành hình quạt có dáng như tay của phật Bà. Khi cây mọc ở đất, cây thường cao vài ba mét, đường kính 3-5 cm; nếu điều kiện dinh dưỡng đất tốt thì thân khí sinh có thể cao trên 10 m. Khi được trồng trong chậu thì chiều cao và đường kính của nó có thể nhỏ hơn rất nhiều. Lúc còn non, vỏ thân khí sinh có màu lục sẫm, trơn nhẵn, có phủ một ít phấn trắng; khi già, vỏ thân khí sinh chuyển dần qua màu xanh vàng. Chiều dài các lóng không đồng nhất, kích thước không đồng đều. Nhánh thứ cấp thường mang từ 7-10 lá, phiến lá hình trứng thuôn hay ngọn giáo, đầu nhọn, gốc tròn hay hơi hình tim, mặt trên phiến không lông, mặt dưới phiến có lông; cuống lá rất ngắn. Rất ít khi cây ra hoa. Trúc đùi gà được cho là có nguồn gốc ở Nam Trung Quốc và Việt Nam, phân bố rộng rãi ở nhiều vùng nhiệt đới. Người ta cũng tìm thấy trúc đùi gà ở Nam California và Florida. Đây là loài cây kiểng đặc trưng, ngoài việc trồng tôn tạo cảnh quan hoặc vài nơi sử dụng thân khí sinh già của nó làm gậy thì hầu như chẳng còn sử dụng cho bất kỳ một công việc nào khác. Để tạo cảnh quan xanh cho cơ hoặc trồng ở các công trình cây xanh, người ta trồng trúc đùi gà ở nhiều không gian mở khác nhau. Có thể chọn trồng đất ở các công viên thành từng khóm hay thành từng hàng tạo cảnh quan xanh rất đẹp. Ở nhiều tư thất, sân vườn cây xanh cơ quan, đình chùa… ngoài cách trồng đất, chủ vườn còn trồng chậu để dễ sắp xếp trang trí đồng thời cũng giữ được dáng dấp của thân. Do tính đặc trưng về ngoại hình, trúc đùi gà nếu được trồng thành hàng sẽ phát huy giá trị thẫm mỹ cao hơn trồng thành khóm, thành bụi dày đặc. Khi trồng chậu, nên chọn những khóm thưa cây, nếu nó đẻ nhánh nhiều cũng nên điều tiết để làm sao không quá dày đặc, chen chúc, che chắn lẫn nhau.Trúc đùi gà ưa ánh sáng toàn phần, chịu được khô hạn và đất nghèo dinh dưỡng. Chính điều kiện đất đai khô cằn và ánh sáng toàn phần đã giúp cho các lóng thân phình lớn. Nền đất trồng có độ phì cao và ẩm ướt thường xuyên sẽ làm cho cây tược, các lóng thuôn dần, mất vẻ đẹp đặc trưng vốn có của nó. Nhưng để cây xanh, đẹp mã, vừa có lóng phình vừa mướt da, xanh lá cần chọn nơi có đất thông thoáng, dễ thoát nước, để dễ chủ động điều tiết việc tưới tiêu và bón phân bổ sung. Muốn nhân giống trúc đùi gà người ta tách thân ngầm. Kỹ thuật trồng: Chọn các loại đất có khả năng giữ ẩm cao,giàu mùn để trồng,những đất có thành phần cơ giới nhẹ không nên trồng vì cây sẽ sinh trưởng kém. Trước khi trồng làm đất nhỏ,tơi xốp và bón thêm phân lót. Nếu trồng trong chậu cần chọn những loại chậu có khả năng giữ ẩm như chậu xi măng. Đặt cây và lấp đất sao cho vừa bằng cổ thân không trồng quá sâu cũng như qua nông cây sẽ sinh trưởng kém do bị nghẽn hoặc trôi gốc quá nhiều. Sau trồng phải tưới đẫm nước thường xuyên đảm bảo cho đất đủ ẩm. Chăm sóc: Trúc đùi gà không yêu cầu chăm sóc khắt khe. Trong quá trình trồng cần giữ ẩm cho đất, tưới phân thúc và cứt bỏ các cành tăm,nhánh yếu cắt bớt các lá chen nhau để tạo cho lá trên cành và cây trong bụi ở mức độ hợp lý,thoáng để các lóng mập và không vươn dài. Nên đặt trúc đùi gà ở nơi ít gió lùa, ẩm và có điều kiện chiếu sáng đầy đủ. …………….. |