Cây hoa hồi - tinh dầu hoa hồi

Cây hoa hồi – tinh dầu hoa hồi

Tên tiếng Anh: Star Anise oil

Tên khoa học: Illicium anisatum

Thành phần chiết xuất: Hoa hồi tươi và khô

Phương pháp chiết xuất: Chưng cất hơi nước

Mô tả thực vật

Cây hồi (Illicium verum) là cây nhỡ, cao khoảng 2 - 6m, thân thẳng to, cành nhẵn, dễ gãy, lúc non màu lục nhạt sau chuyển thành màu xám. Hoa mọc đơn độc ở nách lá, cánh hoa màu trắng ở phía ngoài, màu hồng ở phía trong. Quả hồi (dân gian thường gọi nhầm thành hoa hồi) gồm có 6-8 đại (cánh), có khi nhiều hơn, xếp thành hình sao, đường kính trung bình 2,5 - 3cm, lúc tươi có màu xanh, khi chín khô cứng có màu nâu hồng. Hạt nhỏ hình trứng, nâu nhạt, nhẵn bóng, nằm ở chính giữa mỗi đại khi nứt làm hai. Trên thế giới, cây hồi hầu như chỉ có tại các tỉnh phía Nam Trung Quốc và ở Việt Nam. Trong đó, cây hồi ở Lạng Sơn - Việt Nam cho chất lượng vào loại tốt nhất thế giới. Hiện nay cây hồi ở Lạng Sơn đã trở thành một đặc sản của Việt Nam. Từ đầu thế kỷ XX đến nay, Việt Nam cũng là nước xuất khẩu quả hồi và tinh dầu hồi hàng đầu thế giới. Mỗi năm có hai mùa thu hái quả chín vào tháng 7-9 và tháng 11-12. Quả được phơi khô để chế biến gia vị hoặc cất giữ để chiết xuất tinh dầu.

Chỉ tiêu chất lượng tinh dầu:

Màu sắc: Tinh dầu có màu vàng nhạt

Hương thơm: Mùi hoa hồi đặc trưng

Tỷ trọng ở 20 độ C: từ 0,978 đến 0,988.

Năng suất quay cực ở 20 độ C: - 20  đến + 10.

Chỉ số khúc xạ ở 20 độ C: 1,552 đến 1,560

Thành phần chính: Tinh dầu hồi chủ yếu ở trong quả (3-3,5% trong quả tươi và 8-13% trong quả khô). Trong lá cũng chứa tinh dầu, nhưng hàm lượng thấp (0,3-1,0%). Thành phần chủ yếu của tinh dầu    trans-anethol > 80;  ngoài  ra  còn    khoảng  trên  20  hợp  chất  khác  (limonen,  - pinen,  -phellandren,  linalool,  -3-caren,  methylchavicol,  myrcen,  anisaldehyd, sabinen,  4- terpineol, paracymen, -terpinen…

Công dụng:

Tinh dầu hồi được dùng làm gia vị và hương liệu cho vào rất nhiều sản phẩm như: rượu mùi, kẹo gum, bánh kẹo, gelatin, pudding.

Tinh dầu hồi cũng được dùng trong kỹ nghệ sản xuất xà phòng, kem đánh răng, thuốc lá.

Tinh dầu hồi dùng làm dược phẩm có tác dụng: chống co thắt, chữa đau bụng, lợi sữa, chữa đau dây thần kinh, thấp khớp. Dùng làm nguyên liệu để tổng hợp  các thuốc oestrogen (diethylstilbestrol, diethylstibestrol propionat) và các hợp chất thơm dùng trong hương liệu (p-panisaldehyd).

Thận trọng:

Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp

Đựng kín trong lọ kín, để xa tầm tay trẻ em

Không sử dụng tinh dầu điều trị bệnh thay thế cho chăm sóc y tế cần thiết.

Không sử dụng dầu nguyên chất trực tiếp trên da của bạn.

Nên pha loãng tinh dầu nguyên chất với dầu thực vật trước khi dùng.

Không tiếp tục sử dụng tinh dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra.

……………..
Xem thêm các loại cây khác: cây làm thuốc, cây lá màu: cây công trình, cây bóng mát
Cây lộc vừng, cây bưởi, cây bằng lăng, cây sấu; cây cau vua; cây mít; cây xoài; cây vú sữa.

Comments