Cây thông – tinh dầu thông
Tên tiếng Anh: Turpentine Oil
Tên khoa học: Pinus merkusii
Thành phần chiết xuất: Nhựa thông, Lá thông non.
Phương pháp chiết xuất: cất kéo hơi nước.
Mô tả thực vật:
Cây thông nhựa (Pinus latteri ) là cây ưa sống xứ lạnh và vùng nhiệt đới,
thuộc thân gỗ thẳng, cao trung bình từ 25 – 45 m, tán hình trứng, phân cành
thấp, vỏ cây màu xám nâu ở dưới, đỏ cam ở trên, thường nứt dọc sâu ở sát gốc,
nhưng phần trên của thân cây thì nhẵn và dễ bong ra. Đường kính thân cây có khi
lên đến 1,5 m. Trong thân có nhiều nhựa, nhựa thơm hắc. Lá hình kim. Quả có
cánh. Tại Việt Nam, thông có ba loài là Thông hai lá (Pinus merkusiana
Cooling et Gaussen), Thông đuôi ngựa (Pinus massoniana Lamk) và Thông ba lá
(Pinus khasaya Royle), phân bố nhiều ở các tỉnh miền trung và một số ở các tỉnh
phía đông Bắc Bộ, được trồng nhiều nhất ở Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Nghệ An, Lâm
Đồng (Đà Lạt).
Chỉ tiêu chất lượng tinh dầu:
Màu sắc: Màu vàng nhạt
Hương thơm: Đặc trưng
Trong nhựa thông, tinh dầu thông chiếm từ 19 - 24%, còn lại là
Colophan.
Công dụng:
Trong y hoc, dùng tinh dầu thông làm thuốc tan sưng, gây sung huyết da, là
thuốc trị ngộ độc phosphát, là nguyên liệu bán tổng hợp camphor, terpin,
terpineol. Trong công nghiệp, tinh dầu thông được dùng để chế verni, sơn, sáp,
phục hồi cao su.
Thận trọng:
Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp
Đựng kín trong lọ kín, để xa tầm tay trẻ em
Không sử dụng tinh dầu điều trị bệnh thay thế cho chăm sóc y tế cần
thiết.
Không sử dụng dầu nguyên chất trực tiếp trên da của bạn.
Nên pha loãng tinh dầu nguyên chất với dầu thực vật trước khi dùng.
Không tiếp tục sử dụng tinh dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ
hoặc khi bị dị ứng xảy ra.
……………..
Xem thêm các loại cây khác: cây làm thuốc, cây lá màu: cây công trình, cây bóng mát
Cây lộc vừng, cây bưởi, cây bằng lăng, cây sấu; cây cau vua; cây mít; cây xoài; cây
vú sữa.