Cây tuyết tùng - tinh dầu tuyết tùng

Cây tuyết tùng – tinh dầu tuyết tùng

Tên tiếng Anh: Cedarwood oil

Tên khoa học: Uniperus Virginiana

Thành phần chiết xuất: Lá

Phương pháp chiết xuất: Chưng cất hơi nước

Mô tả thực vật:

Tuyết Tùng loài thân gỗ xống lâu năm, lá kim, thường mọc thành rừng, đặc biệt ở các vùng lạnh giá của Liên bang Nga có rất nhiều Tuyết Tùng cổ thụ, Tuyết Tùng được coi là sản vật của thiên nhiên, với rất nhiều tính chất đặc biệt, cây vẫn sinh trưởng và phát triển cho dù bốn bề là tuyết trắng và nước đóng băng, sức sống mãnh liệt tạo nên loài sinh vật kỳ bí.

Chỉ tiêu lý hóa học của sản phẩm:

Tỷ trọng ở 25 độ C: 0.900 - 0.975

Chỉ số khúc xạ ở 25 độ C: 1.490 - 1.520

Góc quay cực ở 25 độ C:  + 25 độ đến + 65

Thành phần chính: Himachalene > 50%, ngoài ra còn có thujopsene, a-cedrene, b-cedrene, ngoài ra còn có sesquiterpenes, cedrol và widdrol

Công Dụng:

Tinh dầu cây tuyết tùng được sử dụng trong chăm sóc da chống nhăn và giảm mỡ dưới da. Có tác dụng khử trùng đặc biệt công hiệu trong điều trị các bệnh như mụn trứng cá, viêm da, eczema, da dầu và bệnh vẩy nến

Tinh dầu Tuyết Tùng được sử dụng như “thuốc trừ sâu tự nhiên”. Hiệp hội Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ xác nhận sử dụng dầu của cây tuyết tùng trong các sản phẩm thuốc trừ sâu có hiệu quả và không gây ra tác dụng phụ, có tác dụng bảo vệ thực vật chống côn trùng, giảm sự phát triển của nấm mốc, kiểm soát bọ chét và sâu bướm.

Một trong những lợi ích nổi bật của tinh dầu cây tuyết tùng, bởi vì tính sát trùng của nó, là khả năng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, điều trị nhiễm viêm bàng quang và âm đạo. Ngoài ra còn dùng để điều trị một số bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm xoang, các bệnh về viêm khớp, thấp khớp…

Thận trọng:

Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp

Đựng kín trong lọ kín, để xa tầm tay trẻ em

Không sử dụng tinh dầu điều trị bệnh thay thế cho chăm sóc y tế cần thiết.

Không sử dụng dầu nguyên chất trực tiếp trên da của bạn.

Nên pha loãng tinh dầu nguyên chất với dầu thực vật trước khi dùng.

Không tiếp tục sử dụng tinh dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra.

……………..
Xem thêm các loại cây khác: cây làm thuốc, cây lá màu: cây công trình, cây bóng mát
Cây lộc vừng, cây bưởi, cây bằng lăng, cây sấu; cây cau vua; cây mít; cây xoài; cây vú sữa.

Comments