Thủy khổ mại Thủy khổ mại, Rau thuỷ, Cỏ đào tiên - Veronica undulata Wall, thuộc họ Hoa mõm sói - Scrophuluriaceae. Mô tả: Cây thảo nhẵn hay có tuyến, cao 10-50cm; thân mọc bò rồi hướng thẳng lên, xốp, đơn hay phân nhánh. Lá mọc đối, không cuống và nửa ôm thân, các lá ở gốc có cuống ngắn hình trái xoan, thuôn hay hình dải - thuôn, nhọn, nguyên hay hơi có răng, dài 5-15cm. Hoa màu lam nhạt, trắng hay hồng thành chùm ở nách đối diện nhau, dài 6-15cm. Quả nang dẹp và khía ở đỉnh, ngắn hơn dài hoa. Hạt nhiều, thuôn, hình thấu kính, hầu như phẳng 0,5x0,3mm. Hình 2519. Thủy khổ mại 1. Thân mang hoa; 2. Đài và nhụy sau khi hoa nở; 3. Tràng hoa trải ra; 4. Quả. Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Veronicae Undulatae Nơi sống và thu hái: Loài của các vùng ôn đới và cận nhiệt đới, phân bố từ Tây Himalaya tới Trung và Nam Trung Quốc đến Nhật Bản, còn có ở Thái Lan, Lào, và Bắc Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc nơi đất ẩm vùng rừng đồng bằng Hoà Bình, Hà Tây, Ninh Bình. Tính vị, tác dụng: Toàn cây có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, chỉ huyết hoá ứ. Công dụng, chỉ định và phối hợp: Rễ được dùng chế thuốc súc miệng trị đau họng. Ở Quảng Tây (Trung Quốc), cây được dùng trị sang dương thũng độc, đinh đầu rắn, Thủy thũng. |
Cây làm thuốc > Những cây làm thuốc P4 >