Trinh đằng chân Trinh đằng chân- Parthenocissus pedata Gagnep., thuộc họ Nho - Vitaceae. Mô tả: Dây leo cao 15m, thân to đến 10cm. Lá mang 5 lá chét, lá chét bên trên một cuống phụ chung, phiến dày, không lông, dài 9-13cm, mép có răng tròn, to, thưa, gân phụ 3-5 cặp. Cụm hoa rộng 6-8cm. Quả đậu tròn, to đến 14mm, hạt 4, to 11x 7mm. Quả tháng 1. Bộ phận dùng: Rễ - Radix Parthenocissi Pedatae. Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở miền trung Việt Nam, có ở vùng Cà Ná (Ninh Thuận). Công dụng, chỉ định và phối hợp: Dân gian dùng rễ sắc uống chữa tê thấp, đau nhức khớp. 461 - Trinh đằng khác lá Trinh đằng khác lá - Parthenocissus heterophylla (Blume) Merr. (P. landuk (Planch.) Gagnep.) thuộc họ Nho - Vitaceae. Mô tả: Cây nhỏ leo lên các cây to; cành không lông; tua cuốn phân nhánh, có nhánh hình lông chim, cái cuối cùng kết liễu thành đĩa hay thành giác mút. Lá có hai dạng: những lá ở trên đơn, hình tim ở gốc, có 3 gân; những lá ở dưới có 3 lá chét, lá chét giữa dài 7-12cm. Lá chét bên rất bất xứng, có một bên gốc hình tim, mép lá có răng thưa. Cụm hoa mọc trên những cành ngắn ở gốc lá. Quả mọng màu đỏ đen hay đen, tròn, to bằng đầu đũa. Ra hoa tháng 7-11, có quả tháng 5. Bộ phận dùng: Rễ, thân, lá - Radix, Caulis et Folium Parthenocissi Heterophyllae, thường có tên là Tam giác phong. Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Trung Quốc, Việt Nam, Inđônêxia. Ở nước ta cây mọc ở hàng rào, bờ bụi thuộc các tỉnh Thái Nguyên, Quảng Ninh, Ninh Bình. Tính vị, tác dụng: Rễ, thân có vị đắng, tính ấm; có tác dụng khư phong trừ thấp, thông lạc, chỉ huyết, giải độc. Lá có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thu liễm sinh cơ.Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Vân Nam (Trung Quốc), rễ thân được dùng trị phong thấp đau nhức, thiên đầu thống, phong thấp sang độc và gãy xương. Ở Quảng Tây, lá được dùng trị rắn độc cắn và sang dương thũng độc. Liều dùng 15-30g sắc uống. Dùng ngoài giã cành lá tươi đắp, nấu nước rửa và lấy dịch để đồ. |
Cây làm thuốc > Những cây làm thuốc P4 >