Bài văn tả cây mít
Cây mít của Nội
Trước nhà nội có cây mít thật to, nội trồng nó khi nào hay nó tự mọc lên tôi cũng chẳng biết. Nhưng có lẽ nội trồng thì đúng hơn, vì nó nằm ngay hàng thẳng lối với mấy cây còn lại. Dãy mít trước nhà nội non mươi gốc, tôi không nhớ chính xác nữa. Cây mít to ấy nằm ở cuối hàng. Cạnh đó còn có một cây ổi sẻ, cây bình bát với cây lêkima. Hồi còn nhỏ, mấy anh em tôi hay ra gốc mít chơi. Tôi không biết vì sao mình lại hay chơi dưới gốc cây mít ấy, một gốc cây còn hằng lên những vết đạn chiến tranh. Và cả thảy mấy anh em đều ùa ra cây mít đó mỗi khi chơi trò. Anh hai Tí chuột, con Út và thằng Hải nhà cô Năm, con Linh lùn nhà cô Bảy đều khoái tung tăng dưới cây mít đó. Cây mít già cằn cỗi, gốc nó to đùng, ba bốn đứa ôm không hết. Rễ nổi ngồn ngộn lên trên mặt đất. Thân nó xù xì lốm đốm trắng trông như những đám mây bồng bềnh lơ lững trên bầu trời xanh. Gần dưới gốc có chỗ bị sâu ăn, da nó khô nức nẻ sần sùi. Ấy vậy mà tán lá mỗi mùa đều xum xuê mát rượi. Cành cây thấp đến nỗi con Linh lùn tịt cũng trèo lên được. Chỉ cần nắm một trong những cái cành nhỏ của nó, lấy trớn, nhảy một cái là tót lên được. Ranh giới trên cây mít được chia rạch ròi. Tí chuột là anh lớn, con cậu Hai nên anh ra vẻ là một “đại ca”. Anh chia mỗi đứa một nhánh mít. Lên cây là phải ngồi đúng “nơi quy định”. Anh lớn nên anh tự “chia” cho mình nhánh cây cao nhất. Như sợ chúng tôi phân bì, anh phân bua: -“Tụi bây còn nhỏ, trèo cao té chết queo!”. Mấy đứa còn lại mỗi đứa một nhánh dưới thấp. Đấy là nơi ngồi “hội họp” trước khi chơi trò. Nếu chơi “năm mười” thì khỏi chia đội. Cả bọn chọn cây mít này làm chủ. Đứa nào chăng thì úp mặt vào gốc mít chủ mà đếm năm, mười, mười lăm… cho đến một trăm. Mấy đứa còn lại túa ra chạy trốn, nấp dưới cây rơm gần đó, hoặc gốc mít khác, cây lêkima, hay phía bên kia cây ổi... chờ cho đứa chăng rời khỏi cây chủ đi tìm kiếm mọi người thì mình ùa ra, chạy đến và “binh binh” vào gốc mít để ra hiệu chiến thắng. Cứ mỗi lượt chơi, mỗi đứa “binh binh” vào cây mít năm bảy cái. Không biết cây mít có đau không?! Chắc nó cũng cười tươi vui cùng lũ nhóc. Còn khi chơi cướp cờ thì những cành lá mít dưới thấp bị bẻ làm cờ. Qua một bàn chơi, phải bẻ nhánh khác vì “lá cờ” bị hai đội giành giật tơi tả. Có những buổi trưa hè, anh Tí chuột nhờ nội đâm lộp cộp cho một chén muối ớt để cả bọn cùng nhau “tàn sát” bông mít. Không đứa nào chịu ăn bông của mấy cây mít kia vì chát. Trong một hàng cây mít, bông của cây này chấm muối ớt ăn ngọt và tuyệt nhất. Lâu lâu, có người đến mua trái mít, nhưng nội không bao giờ bán cho ai cả. Trái của nó ngon, giòn và ngọt lịm, nội để giành bà cháu ăn và biếu hàng xóm. Từ ngày nội mất, cây mít cũng khô héo dần đi, không biết vì quá tuổi hay nó buồn vì không có nội. Cây mít không còn, tuổi thơ tôi cũng qua đi. Bóng nội không còn nữa để che mát cuộc đời tôi. Tôi muốn đứng nơi gốc mít ngày xưa mà gào lên thật to, cho nội ở nơi xa xôi nào đó nghe thấy: “Nội ơi, con đã lớn”. Tran Nha My. |
Tả quả mít
Mùa hè là mùa của biết bao loại trái cây thơm mát, ngọt lành. Mùa hè
tặng cho con người nhiều loại quả nhưng em thích ăn quả mít nhất. Quả
mít khi chín chắc nịch, to, tròn như cái thúng. Lớp vỏ bên ngoài màu nâu
sẫm với những cái gai chi chít. Trông xa, trái mít giống một con nhím
lớn vậy. Bên trong lớp vỏ mít xù xì là những múi mít vàng ươm như mật.
Mỗi khi mẹ bổ mít, hương mít thơm lừng tràn ngập cả căn nhà. Em thích ăn
mít vì mít vừa ngon, vừa bổ. |
Tả cảnh vườn lúc buổi sáng
Tả cảnh vườn lúc buổi sángMới sáng sớm bước ra vườn tôi thấy cây trái ngoài vườn xum
xuê. Cả vườn thơm phức mùi trái cây , hương của hoa. Đó là mùi thơm ngào
ngạt sực nứt của những quả mít , quả xoài , ….. Xa xa ở góc vườn cây
hoa hồng chúa tể của các loài hoa đang khoe bộ váy màu hồng nhung của
mình quyến rũ những chú ong, cô bướm. Các cô bướm dịu hiền lặng lẽ đến
bên hoa cúc, hoa lan để trò chuyện. Những cây xương rồng thân đầy gai ,
quả ngọt lịm cũng là nơi để ý của nhiều loài ong bướm. Những giò phong
lan nở rộ, rực rỡ đủ màu sắc : xanh, tím, cam… cánh hoa nó cứng làm
người ta tưởng đó là những giỏ hoa giả . Những chú bướm màu sắc rực rỡ
đang khiêu vũ cùng các nàng hoa. Những chú ong đánh lộn nhau để hút mật.
Trên ngọn cây xoài , chú chích chòe đứng một mình kêu:
“chích…choè…chích…choè…chích…ch oè” như đang gọi tìm bạn đời. Đám chim
se sẻ bay qua đậu trên cây vú sữa. Chúng thận trọng từng con bay xuống
ăn thóc cùng đàn gà thấy bóng người chúng lại bay vút lên cao. Những quả
vú sữa chín mẫm bóng treo lúc lĩu trên những cành cây.Mấy đứa em giục
tôi lên hái, trái nào cũng chín mềm , dòng sữa ngọt lịm thơm lừng như
sữa mẹ trào ra từ những quả vú sữa mới được hái xuống. Trên mái nhà
những chú chim khuyên hót líu lo như đang chào đón một ngày mới. |
Mùa mít chín
Mùa mít chínNhững ngày này, dạo trên các miền đất vùng đồi gò, trung du Ba Vì, tới
đâu ta cũng bắt gặp hình ảnh cây mít sai chĩu quả, từ dưới chân gốc tỏa
lên khắp các cành. Cây mít có ở rất nhiều nơi, có khi ở hai bên vệ
đường, cũng có khi ta bắt gặp ở một ngã ba, ngã tư trên một con đường
làng trung du. Mỗi khi nhìn thấy những cây mít ấy, trong kí ức tuổi thơ
tôi lại ùa về hình ảnh cây mít trong vườn nhà ngoại.
![]() Đậm hương vị quê hương Mẹ
tôi kể rằng, vào những năm đầu của thế kỉ XX, ông ngoại tôi đã khai
hoang cả một quả đồi lớn, rộng chừng vài héc ta ở ven bờ sông Tích.
Trong vườn, ông ngoại tôi trồng chủ yếu là mít, xung quanh bao bọc bởi
những rặng tre. Đây là những loại cây hợp phù với thổ nhưỡng vùng trung
du, chúng dễ thích nghi với vùng đất cằn cỗi này. Đất sỏi cằn cỗi là vậy
nhưng cây mít vẫn vươn mình theo thời gian tỏa bóng mát trong vườn. Ngoại tôi đã mất từ lâu, khi tôi chưa chào đời. Nhưng cho đến nay, những cây mít ấy vẫn hiện diện trong vườn nhà ngoại và lại còn xanh tốt, tỏa bóng thời gian sum suê trái chín theo chu kì thời gian mỗi năm một lần. Mỗi mùa mít chín, bao giờ mẹ tôi cũng hái những quả mít to nhất, ngon nhất, rồi đem vào nhà, dùng dao nhỏ tách đôi quả mít ra, dùng lá mướp lau nhựa mít bên trong chiếc cuống vừa lột bỏ, rồi bóc tách những múi mít to bằng cái chén hoa hồng thủa trước, sắp xếp từng lượt vào một chiếc đĩa men to để dâng lên bàn thờ ngoại thắp hương. Đó là một cách giáo dục của mẹ tôi về đạo lí uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây. Tôi hiểu lắm cái chân lí ấy. Bởi một đời cây phải đổi bằng đời người. Cây cho ta hoa trái ít nhất cũng phải dăm chục năm trở đi. Mùa mít chín lại đến, phiên chợ quê lại họp đông vui, tấp nập kẻ bán người mua. Ở đó tôi như gặp lại dáng mẹ năm nào gánh mít đem bán, đã cho tôi đi cùng. Một mùa mít chín nữa lại về, mẹ tôi tuy đã mất, nhưng mỗi khi nhìn thấy những bóng dáng quen thuộc của các bà các chị trên vai quang gồng quang gánh với dăm ba quả mít chín trong đôi thúng tre, mùi thơm lan tỏa khắp chợ, trong lòng tôi lại dưng dưng, ngân ngấn nước mắt nhớ về dáng mẹ ngày xưa. Mới đó thôi, những cây mít đã qua đi hơn ba thập kỷ, bằng số tuổi tôi hiện nay. Nhưng nhiều lúc ngồi buồn nhớ mẹ, tôi cảm thấy đời người còn ngắn hơn cả đời cây. Sống trên đồi cao chon von chót vót đất càng đỏ càng khô bao nhiêu mít càng tăng tuổi thọ bấy nhiêu. Cây mít trong vườn ngoại, nếu theo lời mẹ kể thì đã sống trên 100 tuổi, được xếp diện "mít trưởng lão", còn những cây mít sau này thì xếp vào loại mít 50 tuổi thuộc lớp hậu sinh. Trong số những cây mít còn lại ở vườn mít nhà ngoại thì có 2 loại mít: mít mật và mít dai. Ngoài ra còn có một cây mít khi chín múi trắng như mỡ mà mẹ tôi vẫn thường đặt tên cho nó là Cây Mít Mỡ . Trên khắp nước Việt Nam, quanh năm chúng ta được thưởng thức bao loại hoa trái, nhưng trong số những hoa quả ấy, tôi vẫn nhớ nhất mùa mít chín. Bởi cây mít đã gắn bó với gia đình ngoại tôi từ rất xưa, từ khi mẹ tôi còn bé, đến nay cả ông ngoại và mẹ đã mất, bản thân tôi đã gần bốn mươi tuổi đời. Cây mít sẽ mãi là hình ảnh thân thương, gần gũi, bình dị trong vườn nhà ngoại. Tác giả bài viết: Phùng Hoàng Anh |
Bài văn tả cây mít
Đề: hãy tả cây ăn quả trong vườn nhà em hoặc một người quen em biết. BÀI LÀM TẢ CÂY MÍT |