QUẢN LÝ CÂY XANH
MỤC 1
CÂY XANH THUỘC
DANH MỤC CÂY CỔ THỤ, CÂY CẦN BẢO TỒN
Điều 9: Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp và cá nhân đối với cây thuộc danh mục cây cổ thụ, cây cần bảo tồn.
1. Bảo quản, chăm sóc cây cổ thụ, cây cần bảo tồn;
2. Khi phát hiện cây có cành nhánh nặng tàn, cành khô, bị sâu bệnh có nguy cơ
gãy đổ phải kịp thời báo ngay cho Khu Quản lý Giao thông Đô thị Thành Phố để xử
lý theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Bản Quy định này;
3. Khi cần đốn hạ, di dời cây thuộc danh mục cây cổ thụ, cây cần bảo tồn phải
có Giấy phép theo quy định tại Mục 4 Chương III Bản Quy Định này.
Điều 10: Quản lý đối với cây thuộc danh mục cây cổ thụ, cây cần bảo tồn.
Khu Quản lý Giao thông Đô thị Thành Phố là cơ quan quản lý nhà nước đối với cây
thuộc danh mục cây cổ thụ, cây cần bảo tồn và có trách nhiệm thực hiện các công
việc sau:
1. Thực hiện việc thống kê, phân loại, đánh số, treo biển tên và lập hồ sơ cho
từng cây phục vụ công tác quản lý;
2. Quản lý việc bảo đảm về mỹ thuật, an toàn, khi chăm sóc, đốn hạ, di dời cây;
3. Kiểm tra định kỳ, cắt mé nhánh, nhánh nặng tàn, lấy nhánh khô, khống chế chiều
cao, chống-sửa cây nghiêng, tạo dáng, bón phân, xử lý sâu bệnh đối với cây;
4. Hướng dẫn cho các cơ quan, tổ chức, các nhân về kỹ thuật chăm sóc cây;
5. Cấp phép đốn hạ, di dời cây theo quy định tại Mục 4 Chương III Bản Quy định
này;
6. Thực hiện đốn hạ, di dời cây.
Điều 11: Nghiêm cấm hành vi xâm hại đến cây thuộc danh mục cây cổ thụ, cây cần
bảo tồn.
Nghiêm cấm mọi hành vi xâm hại đến cây thuộc danh mục cây cổ thụ, cây cần bảo tồn:
1. Hành vi xâm hại đến cây theo Quy định tại Điều 15 Bản Quy định này;
2. Hành vi cắt mé cành, nhánh nặng tàn, lấy nhánh khô, khống chế chiều cao, chống-sửa
cây nghiêng, tạo dáng, xử lý sâu bệnh, đốn hạ, di dời cây xanh ngoại trừ trường
hợp Khu Quản lý Giao thông Đô thị Thành Phố thực hiện quy định tại khoản 3 và 6
điều 10 Bản Quy định này.
MỤC 2
CÂY XANH TRỒNG
TRÊN ĐƯỜNG PHỐ
Điều 12: Tiêu chuẩn cây trồng
Cây xanh trồng trên đường phố phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
1. Cây thẳng, dáng cân đối, không sâu bệnh.
2. Cây không thuộc danh mục cây cấm trồng do Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố ban
hành.
3. Cây đưa ra trồng trên đường phố: cây tiểu mộc có chiều cao tối thiểu từ 1,5m
trở lên, đường kính cổ rễ từ 5cm trở lên; đối với cây trung mộc và đại mộc có
chiều cao tối thiểu 3m trở lên , đường kính cổ rễ từ 6cm trở lên.
4. Cây đưa ra trồng nơi khác có chiều cao từ 2m trở lên, đường kính cổ rễ từ
3cm trở lên.
5. Cây mới trồng phải được chống giữ chắc chắn, ngay thẳng.
6. Cây xanh trồng trên đường phố phải được lắp đặt bó vỉa bảo vệ gốc cây. Mẫu
bó vỉa (kiểu dáng, kích thước, loại vật liệu) do Sở Giao Thông Công Chánh hướng
dẫn thực hiện theo hướng đồng mức với vỉa hè, lề đường.
Điều 13 : Quy cách trồng cây.
Cây xanh trồng trên đường phố theo quy cách sau:
1. Các tuyến đường lớn có vỉa hè rộng trên 5 m chỉ được trồng các loại cây khi
trưởng thành có độ cao tối đa khoảng 15m.
2. Các tuyến đuờng hẹp có vỉa hè rộng từ 3- 5m chỉ được trồng các loại cây khi
trưởng thành có độ cao tối đa khoảng 12m.
3. Tuỳ theo chủng loại khoảng cách các cây trồng trên đường phố có thể từ 7m đến
10m.
4. Cây trồng phải cách trụ điện 2m, cách miệng hố ga 2m, cách giao lộ 5m, cách
đầu giải phân cách. Ví trí trồng bố trí theo đường ranh giới giữa hai nhà.
5. Các tuyến đường có lưới điện cao thế chạy dọc trên vỉa hè có diện tích hẹp,
có công trìng ngầm chỉ được trồng các loại cây cao không quá 4m hoặc trồng hoa,
trồng kiểng, trồng cây dây leo đẹp.
6. Các dải phân cách có lưới điện chạy dọc bên trên chỉ được trồng cây theo quy
định tại khoản 5 điều này.
7. Các tuyến đường có chiều dài trên 2km có thể trồng từ 1 đến 3 loại cây khác
nhau.
8. Các dải phân cách có bề rộng 2m trở lên có thể trông các loại cây kiểng hoặc
cây bụi thấp dưới 1,5m.
9. Các dải phân cách có bề rộng 2m trở lên có thể trồng các loại cây thân thẳng
với chiều cao phân cành từ 5m trở lên. Bề rộng của tán, nhánh cây không rộng
hơn bề rộng của dải phân cách.
10. Trồng cây dây leo ở các bờ tường, trụ cầu của hệ thống đường dẫn. cầu vượt
để tạo thêm nhiều mảng xanh trên đường phố, cần có khung với chất liệu phù hợp
cho dây leo và bảo vệ tường, trụ cầu.
Điều 14. Quản lý cây xanh trên đường phố.
Cơ quan được phân cấp quản lý cây xanh trồng trên đường phố có trách nhiệm thục
hiện các công việc sau:
1. Trồng cây xanh đường phố:
- Trồng thay thế cây xanh đường phố bị đốn hạ do sâu bệnh không có khả năng điều
trị, cây chất, cây xanh có nguy cơ đổ ngã;
- Trồng cây xanh theo quy hoạch chủng loại cây xanh trồng trên từng đường do
Giám đốc Sở Giao thông công chánh hướng dẫn.
2. Bảo quản ,chăm sóc cây xanh đường phố:
- Tưới, bón phân, kiểm tra xử lý cây sâu bệnh đảm bảo cây sinh trưởng tốt.
- Cắt mé cành, nhánh nặng tàn, lấy nhánh khô, khống chế chiều cao, chống-sửa
cây nghiêng, tạo dáng cho cây, bảo đảm mỹ thuật và an toàn cho sinh hoạt đô thị.
- Lập kế hoạch thông qua Sở Giao Thông Công Chánh trình Ủy Ban Nhân Dân Thành
Phố xét duyệt thực hiện việc đốn hạ, thay thế các tuyến cây xanh lâu năm, già cỗi,
không còn phát huy tác dụng cải thiện môi trường và không đảm bảo an toàn cho
sinh hoạt đô thị.
- Khảo sát, lập kế hoạch chăm sóc đặc biệt đối với cây xanh cần bảo tồn, cây
mang tính đặc trưng của Thành phố, của vùng địa lý, cây xanh trên đường phố có
chiều cao từ 15m trở lên.
Tổ chức lực lượng tuần tra, bảo vệ thường xuyên hệ thống cây xanh đường phố.
3. Phát hiện, lập kế hoạch, thực hiện việc đốn hạ cây xanh bị sâu bệnh không có
khả năng điều trị, bị chết, có nguy cơ đỗ ngã và cây xanh thuộc danh mục cây cấm
trồng do Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố ban hành
4. Việc bảo quản, chăm sóc, đốn hạ, di dời cây thuộc danh mục cây cổ thụ, cây cần
bảo tồn được thực hiện theo quy định tại Mục 1 và 4 Chương III Bản Quy Định
này.
Điều 15: Nghiêm cấm các hành vi xâm hại đến hệ thống cây xanh trồng trên đường
phố.
Nghiêm cấm mọi hành vi xâm hại đến hệ thống cây xanh trồng trên đường phố:
1. Đốn hạ, di dời trái phép cây xanh.
2. Khắc, lột vỏ thân cây, chặt, bẻ cành nhánh cây xanh: hái lá, trái, hoa; tự ý
leo trèo cây xanh.
3. Giăng dây, đóng đinh, treo bảng quảng cáo trái phép trên thân cây.
4. Đổ xà bần, rác vào gốc cây xanh, làm hư bó vỉa, bồn cỏ gốc cây.
5. Đổ chất độc hại vào gốc cây và các hành vi khác gây chết hoặc ảnh hưởng đến
sự phát triển của cây xanh.
6. Ngăn cản việc trồng cây theo quy định này.
7. Tự ý trồng cây trên đường phố.
8. Các hành vi khác làm hư hại hệ thống cây xanh.
MỤC 3
CÂY XANH TRONG
KHUÔN VIÊN NHÀ ĐẤT CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN
Điều 16: bảo quản, chăm sóc cây xanh
trong khuôn viên nhà đất của cơ quan, tổ chức và cá nhân
1. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có toàn quyền trong việc lự chọn giống cây trồng,
được thụ hưởng toàn bộ hoa lợi từ cây và chịu trách nhiệm trong việc bảo quản,
chăm sóc cây xanh, hoa, cỏ, kiểng, dây leo trồng trong khuôn viên do mình quản
lý.
2. Cây trồng trong khuôn viên của cơ quan, tổ chức và cá nhân phải tuân thủ các
nguyên tắc sau:
- Không phụ thuộc danh mục cây cấm trồng do Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố ban hành.
- Cây trồng lẻ, trồng dặm thì tùy thuộc khoảng không gian của khuôn viên mà chọn
cây thích hợp nhưng có độ cao khi trưởng thành không quá 15m.
- Khoảng cách ly an toàn đến các công trình kỹ thuật đô thị phải theo quy định
của cơ quan quản lý chuyên ngành và phải bảo đảm cây xanh có tán, thân, rễ
không gây hư hại đến các công trình lân cận thuộc tổ chức, cá nhân khác quản
lý.
- Cây trồng theo dự án đầu tư bằng ngân sách nhà nước thì thực hiện theo đúng hồ
sơ thiết kế kỹ thuật được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Việc bảo quản, chăm sóc, đốn hạ, di dời cây xanh thuộc danh mục cây cổ thụ,
cây cần bảo tồn và cây có chiều cao từ 10m trở lên (không thuộc danh mục cây cấm
trồng) được thực hiện theo quy định tại mục 1 và 4 Chương III Bản Quy Định này.
MỤC 4
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC
CẤP GIẤY PHÉP ĐỐN HẠ, DI DỜI CÂY XANH
Điều 17: Các trường hợp cấp Giấy phép đốn
hạ, di dời cây xanh
1. Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân khi muốn đốn hạ, di dời các loại
cây xanh sau đây thì phải có Giấy phép đốn hạ, di dời cây xanh, trừ trường hợp
quy định tại khoản 2 điều này:
- Cây xanh thuộc danh mục cây cổ thụ, cây cần bảo tồn.
- Cây xanh trồng trong khuôn viên được đầu tư xây dựng hoàn toàn bằng nguồn vốn
ngân sách nhà nước.
- Cây xanh có chiều cao từ 10m trở lên trồng trong công viên được đầu tư xây dựng
một phần bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hoặc bằng nguồn vốn khác.
- Cây xanh có chiều cao từ 10m trở lên không thuộc danh mục cây cấm trồng do Ủy
Ban Nhân Dân Thành Phố ban hành trồng trong khuôn viên nhà đất của các cơ quan,
tổ chức và cá nhân.
- Cây xanh trồng trên đường phố.
2. Trường hợp được miễn Giấy phép đốn hạ, di dời cây xanh:
- Cây xanh cần đốn hạ ngay do tình thế khẩn cấp, thiên tai hoặc cây xanh có
nguy cơ ngã đổ gây nguy hiểm.
- Cây xanh thuộc danh mục cây cổ thụ, cây cần bào tồn nằm trong khu vực có dự
án xây dựng các công trình đã được Giám đốc Sở Giao Thông Công Chánh phê duyệt
hồ sơ thiết kế kỹ thuật.
- Cây xanh nằm trong khu vực có dự án xây dựng các công trình đã có ý kiến chấp
thuận cho phép đốn hạ, di dời cây xanh của cơ quan được phân cấp quản lý công
viên, cây xanh.
- Cơ quan được phân cấp quản lý cây xanh thực hiện việc đốn hạ cây xanh trồng
trên đường phố khi thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 3 Điều 14 Bản Quy định
này.
Điều 18: Thẩm quyền cấp Giấy phép đốn hạ, di dời cây xanh
1. Sở Giao Thông Công Chánh có ý kiến chấp thuận cho Khu Quản Lý Giao Thông Đô
Thị Thành Phố cấp Giấy phép đốn hạ, di dời cây cổ thụ, cây cần bảo ồtn. Khuyến
khích áp dụng các biện pháp và phương tiện thích hợp để di dời (hạn chế đốn hạ)
cây cổ thụ, cây cần bảo tồn.
2. Khu Quản Lý Giao Thông Đô Thị Thành Phố cấp Giấy phép đốn hạ, di dời cây
xanh trong các trường hợp sau:
- Cây xanh thuộc danh mục cây cổ thụ, cây cần bảo tồn; sau khi có ý kiến chấp
thuận của Sở Giao Thông Công Chánh.
- Cây xanh có chiều cao từ 10m trở lên trồng trong khuôn viên được đầu tư xây dựng
một phần bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hoặc bằng vốn khác; cây xanh trồng
trên đường phố không thuộc phạm vi địa bàn phân cấp do Ủy Ban Nhân Dân Quận -
Huyện quản lý.
- Cây xanh trong công viên được đầu tư xây dựng hoàn toàn bằng nguồn vốn ngân
sách nhà nước theo phân cấp quản lý.
3. Ủy Ban Nhân Dân Quận, Huyện cấp Giấy phép đốn hạ, di dời cây xanh trong các
trường hợp sau:
- Cây xanh trồng trên đường phố không thuộc danh mục cây cổ thụ, cây cần bảo tồn.
- Cây xanh không thuộc danh mục cây cổ thụ, cây cần bảo tồn trồng trong công
viên đầu tư xây dựng hoàn toàn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo phân cấp
quản lý. Cây xanh trồng trên đường phố thuộc phạm vi địa bàn phân cấp cho Ủy
Ban Nhân Dân Quận - Huyện quản lý.
Điều 19: Thủ tục cấp Giấy phép đốn hạ, di dời cây xanh
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đốn hạ, di dời cây xanh, gồm có:
- Giấy đề nghị được phép đốn hạ, di dời cây xanh.
- Bản vẽ thiết kế công trình có định vị cây xanh cần đốn hạ, di dời. Trường hợp
không có bản vẽ thiết kế thì trong giấy đề nghị nêu rõ vị trí đốn hạ, di dời,
kích thước, loại cây và lý do cần đốn hạ, di dời cây xanh.
- Ảnh chụp hiện trạng cây xanh đốn hạ, di dời.
2. Hồ sơ đề nghị cấp phép đốn hạ, di dời cây xanh được nộp tại Khu Quản lý Giao
thông Đô thị Thành Phố hoặc Ủy Ban Nhân Dân Quận, Huyện theo thẩm quyền cấp
phép được quy định tại Điều 18 Bản Quy định này.
3. Đối với cây xanh thuộc danh mục cây cổ thụ, cây cần bảo tồn thì trước khi cấp
Giấy phép, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải gửi toàn bộ hồ sơ đến Sở Giao
Thông Công Chánh để xin ý kiến thỏa thuận.
4. Thời gian cấp Giấy phép đốn hạ, di dời cây xanh là không quá 7 ngày kể từ
ngày nhận được hồ sơ hợp lệ hoặc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Sở
Giao Thông Công Chánh đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 20: Xây dựng công trình trên đất có trồng cây xanh.
1. Xây dựng công trình mà theo quy định pháp luật không cần phải xin phép xây dựng:
Chủ đầu tư công trình chỉ được đốn hạ, di dời cây xanh sau khi đã thực hiện các
thủ tục xin phép đốn hạ, di dời cây xanh theo quy định tại Mục 4 Chương này.
2. Xây dựng công trình mà theo quy định pháp luật phải có Giấy phép xây dựng:
- Cơ quan cấp Giấy phép xây dựng công trình phải tham khảo ý kiến của cơ quan
quản lý cây xanh về việc đốn hạ, di dời cây trước khi cấp phép xây dựng. Đối với
cây thuộc danh mục cây cổ thụ, cây cần bảo tồn thì phải tham khảo ý kiến của
Giám đốc Sở Giao Thông Công Chánh.
- Trong trường hợp ý kiến của cơ quan cấp phép xây dựng không thống nhật với ý
kiến của cơ quan quản lý cây xanh, Giám đốc Sở Giao Thông Công Chánh thì Ủy Ban
Nhân Dân Thành Phố sẽ xem xét quyết định.
Điều 21: Thực hiện việc đốn hạ, di dời cây xanh
1. Thời gian để thực hiện việc đốn hạ, di dời cây xanh là không quá 30 ngày kể
thừ ngày được cấp Giấy phép đốn hạ, di dời cây xanh.
2. Quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà chưa thực hiện việc đốn hạ, di
dời cây xanh thì Giấy phép đốn hạ, di dời cây xanh không còn giá trị.
3. Đối với cây xanh phục vụ các công trình, dự án thì việc đốn hạ, di dời cây
xanh được thực hiện theo tiến độ yêu cầu dự án.
4. Việc đốn hạ, di dời cây xanh phải bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe,
tài sản của cá nhân, tổ chức.
5. Các trường hợp di dời cây xanh:
- Di dời vào công viên hoặc đến các đường phố khác: việc quản lý cây xanh được
thực hiện theo quy định chung.
- Di dời vào trong khuôn viên nhà đất của cơ quan , tổ chức, và cá nhân: việc
quản lý cây xanh được thực hiện theo khoản 1, Điều 16, Mục 3, Chương III của
Quy định này.
Điều 22: Xử lý một số trường hợp đặt biệt đối với cây xanh cần đốn hạ, di dời
ngay, cây xanh đạ bị ngã đổ.
1. Trường hợpp đột xuất cần đốn hạ, di dời cây xanh do tình thế khẩn cấp, thiên
tại hoặc cây có nguy cơ ngã đổ gây nguy hiểm thì đơn vị trực tiếp thực hiện việc
chăm sóc, bảo quản công viên, cây xanh; chủ đầu tư đối với công viên được xây dựng
một phần bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hoặc bằng các nguồn vốn khác có
trách nhiệm phối hợp ngay với Ủy Ban Nhân Dân Phường, Xã, Thị trấn và lập hồ sơ
báo cáo cơ quan được phân cấp quản lý công viên, cây xanh. Hồ sơ gồm có:
- Bản tường trình lý do đốn hạ cây xanh.
- Ảnh chụp tình trạng cây xanh trước khi đốn hạ.
- Biên bản hiện trang cân xanh.
2. Trường hợp cây xanh đạ bị ngã đổ thì đơn vị trực tiếp thực hiện việc chăm
sóc, bảo quản công viên, cây xanh; chủ đầu tư với công viên được xây dựng một
phần bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hoặc bằng các nguồn vốn khác có trách
nhiệm lập biên bản hiện trạng, dọn dẹp, giải tỏa ngay mặt bằng và thông báo Ủy
Ban Nhân Dân Phường, Xã, Thịh trấn, cơ quan được phân cấp quản lý công viên,
cây xanh. Hồ sơ gồm có:
- Bản tường trình lý do cây xanh bị ngã đổ.
- Ảnh chụp tình trạng cây xanh bị ngã đổ.
- Biên bản hiện trạng cây xanh
3. Khuyến khích các đơn vị quản lý vận dụng các biện pháp khẩn cấp để khắc phục
nguy hiểm, bảo vệ an toàn cho cây xanh nhưng phải bảo đảm an toàn cho nhân dân.
……………..
Xem thêm: cây làm thuốc,
cây lá màu:
cây công trình, cây bóng mát, phân bón,
thuốc, sâu bệnh
Cây lộc vừng, cây bưởi, cây bằng lăng, cây sấu; cây cau vua; cây mít; cây xoài; cây
vú sữa.