Bón phân và bảo tồn đất Bón phân là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong nông nghiệp. Làm thế nào để duy trì hoặc khôi phục độ phì của đất nhằm duy trì năng suất cao là điều mọi nông dân có tâm huyết đều quan tâm. Như chúng ta đã biết, đất tốt không chỉ giàu các chất dinh dưỡng cơ bản như đạm, kali và phốt pho mà còn có kết cấu vật lý tốt và tính hoạt động bề mặt sinh học cao. Khi các phẩm chất lý,hóa và sinh học của đất được cân bằng tốt, chúng ta coi đó là đất tối ưu. Nhiều nông dân rất quan tâm đến việc cung cấp các chất dinh dưỡng hoặc tăng độ phì cho đất mà ít người để ý đến vấn đề bảo vệ thông qua bảo tồn đất. Các chất dinh dưỡng có liên quan đến phẩm chất hóa học của đất, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng vật lý và sinh học. Đây là lý do chính giải thích tại sao xói mòn lại trở thành một vấn đề trong đất nông nghiệp. Nếu chúng ta nghĩ về điều này, chúng ta sẽ nhận ra việc bón phân và bảo tồn đất thực sự quan trọng như thế nào. Nguyên lý bón phân và bảo tồn đất Có thể tìm mô hình bón phân và bảo tồn đất lý tưởng thông qua rừng tự nhiên Thường xuyên cung cấp các chất hữu cơ Thêm và trả lại các chất hữu cơ cho đất là điều thiết yếu. Chỉ có các chất hữu cơ mới đem lại các yếu tố cần thiết (chất dinh dưỡng) để trồng cây và cải thiện các tính chất lý, hóa và sinh học của đất. Lượng mùn của đất giảm qua sự khoáng hóa, do đó việc cung cấp lượng mùn bị mất mỗi năm là điều phải làm để giữ độ phì và phẩm chất của đất. Xấp xỉ mỗi năm cần 8 tấn/acre trên một chất hữu cơ cho mục đích này. Để cải tạo đất nhanh chóng hoặc phục hồi đất bị xấu đi về mặt hóa học, cần thêm gấp đôi lượng chất này là 16 tấn/acre. Có thể bón thêm bón thêm chất hữu cơ bằng nhiều cách khác nhau (phủ, phân xanh, phân trộn,..vv…). Nếu đất được cung cấp đủ chất hữu cơ, cây sẽ không bị thiếu chất dinh dưỡng. Sẽ là một điều lý tưởng nếu để đủ các chất hữu cơ trong nông trang. Phủ đất Bề mặt của đất luôn cần được bao phủ bởi thảm thực vật hoặc các chất hữu cơ. Đất trống dễ bi mưa, gió, ánh nắng mặt trời tác động – các tác nhân chính dẫn đến thoái hóa kết cấu đất và xói mòn đất. Tránh trộn các chất hữu cơ thô vào đất Cần tránh trộn các chất hữu cơ thô (không phân hủy tốt) với đất vì giai đoạn đầu của quá trình phân hủy sẽ gây ra nhiều vấn đề, bao gồm: 1) Sự hấp thụ không khí trong đất gây nên sự thiếu oxy- vốn rất quan trọng cho rễ cây 2) Sinh ra khí metan rất độc hại cho rễ cây 3) Tăng axit (hữu cơ) trong đất 4) Làm rối loạn cân bằng vi sinh vật do tăng nấm độc hại và tạo ra tỷ lệ B/F thấp Tất cả các vấn đề này đều có hại cho đất và tạo ra dịch bệnh. Chỉ nên để các chất hữu cơ thô trên bề mặt của đất như là lớp phủ. Trong trường hợp cần trộn chất hữu cơ với đất (như phân xanh), cần có đủ thời gian cho phân hủy hoàn toàn trước khi trồng trọt. Trồng cây và cỏ dọc đường ranh giới Khu vực ranh giới của nông trang cần được bao phủ bởi thảm thực vậtbằng việc trồng cây lâu năm và cỏ. Mục đích chính là bảo vệ đất khỏi bị mưa làm xói mòn và kiểm tra rửa trôi đất mặt. Ngoài ra, khu vực này về sau trở thành một nguồn phân hữu cơ, cỏ khô, nhiên liệu, thực phẩm (hoa quả), gỗ,...vv... và đồng thời có tác dụng chắn gió. Không sử dụng các chất hóa học nông nghiệp Các chất hóa học nông nghiệp có thể minh chứng nhanh cho việc cung cấp các chất dinh dưỡng (N.P.K) và diệt sâu bệnh nhưng cũng cần tránh sử dụng bởi chúng tạo ra sự mất cân bằng hệ sinh thái của đất. Tính axit trong phân bón hóa học sẽ phá hủy hoạt tính của vi sinh vật và chất độc của thuốc trừ sâu hóa học giết chết chúng. Cả hai chất này đều gây nên sự mất cân bằng sinh thái và vấn đề dịch bệnh. Hơn nữa, sự cân bằng dinh dưỡng của cây còn bị rối loạn do việc cung cấp quá ít chất dinh dưỡng dẫn đến dễ bị bệnh và sâu hại tấn công. Nông dân thường cho rằng sử dụng cả phân bón hóa học và hữu cơ sẽ giúp cây trồng phát triển tốt hơn. Thực ra việc này sẽ không bao giờ giải quyết được vấn đề dịch bệnh gây nên từ sự mất cân bằng vi sinh vật trong đất và các chất dinh dưỡng trong cây trồng. Xem chi tiết: |
Nông nghiệp hữu cơ >