1. Cắt tỉa Mục đích: Tạo hình dạng cho cây bonsai theo ý định trước. Việc cắt tỉa còn giúp hạn chế sự sinh trưởng của cây, kiểm soát sự phát triển của lá, nhánh. Công việc này đòi hỏi diễn ra liên tục và duy trì trong suốt đời sống của cây. Quá trình cắt tỉa gồm 2 giai đọan - Cắt tỉa tạo dáng: đưa cây vào một dáng thế được chọn - Cắt tỉa để tu bổ: Nhằm duy trì dáng thế cho cây. Cắt tỉa và tạo dáng: Bao gồm các công đoạn sau Định hướng cho thân chính Cắt tỉa nhánh Cắt tỉa rễ cây bonsai Cắt tỉa nhánh, Nguyên tắc cơ bản là: Nhánh to ở dưới, nhánh nhỏ ở trên và phân bố theo đường xoắn ốc. Chiết giảm, cắt bỏ những nhánh ở vị trí xấu hoặc không cần thiết, nếu nhiều nhánh phải lựa chọn và cắt bớt nhánh. Cắt bỏ ngọn nếu : Tầng ngọn không đẹp, có thể thay bằng một nhánh dưới hợp lý hơn. Muốn tạo cây có nhiều tầng sum suê. Cắt bỏ những nhánh khô héo hoặc đã chết Cắt tỉa để tu bổ Nhằm hạn chế sự phát triển làm mất dáng (thế) ban đầu. Duy trì tỷ lệ hài hòa giữa thân cây và nhánh Gồm có tỉa chồi, tỉa lá, ngọn, rễ 2. Uốn nắn Mục đích để thay đổi (sửa) hướng mọc tự nhiên của cành nhánh, tạo được theo dáng (thế) mong muốn Sử dụng các vật liệu như kìm, dây đồng, dây kẽm, … Gồm các thao tác: quấn dây, dằn dây, treo, neo, kéo, nêm, sửa chữa các khuyết tật 3. Thay đất và chậu Nhằm thay đổi hay bổ sung thêm dinh dưỡng, đồng thời thực hiện việc xén tỉa rễ cho cây. Tùy loài cây, nhưng thông thường thay đất 1 năm một lần, 5 – 7 năm thay chậu một lần. Thành phần đất: Với thông là 70% đất thịt + 30% cát pha Các loại cây khác : 60% đất thịt + 30% cát pha + 10% lá mục. |