Trong lĩnh vực sinh vật cảnh, việc đặt tên cho tác phẩm hiện nay còn rất hạn chế, chưa gây được hưởng ứng cho người thưởng ngoạn. Có nhiều cuộc triển lãm, trưng bày sản phẩm sinh vật cảnh song vẫn chưa gây được ấn tượng nhiều, bởi vì không ít tác phẩm cây cảnh có giá trị nghệ thuật và kinh tế cao nhưng tác giả chưa đặt được cho nó một cá tên phù hợp. Trong lĩnh vực nghệ thuật, việc đặt tên cho mỗi tác phẩm là rất quan trọng. Nó ngầm thông tin cho người xem thấy được ý tưởng sáng tác hay nội dung của mỗi tác phẩm. Nó khơi gợi người xem phải suy tư, tìm hiểu những ẩn ý của tác giả thông qua hình tượng nghệ thuật của tác phẩm. Trong lĩnh vực văn học, dù tác phẩm lớn hay nhỏ, từ một bài thơ, một truyện ngắn đến tiểu thuyết nhiều tập, tác giả đều gắn cho nó một cái tên phù hợp, có khi bao trùm cả nội dung tác phẩm. Trong lĩnh vực sinh vật cảnh, việc đặt tên cho tác phẩm hiện nay còn rất hạn chế, chưa gây được hưởng ứng cho người thưởng ngoạn. Có nhiều cuộc triển lãm, trưng bày sản phẩm sinh vật cảnh song vẫn chưa gây được ấn tượng nhiều, bởi vì không ít tác phẩm cây cảnh có giá trị nghệ thuật và kinh tế cao nhưng tác giả chưa đặt được cho nó một cá tên phù hợp. Có chăng mới chỉ là cái tên gọi chung chung như “cây sanh của Nguyễn văn A, kèm theo địa chỉ, số điện thoại…” mang tính kinh doanh. Dù tác phẩm có giá trị thế nào, nếu không có tên gọi, cũng khó gây được ấn tượng, cảm hứng cho người xem, trừ những tác phẩm có được hình tượng rõ ràng tới mức không cần có tên, không cần gợi ý mà ai cũng cảm nhận được, nội dung nghệ thuật của tác phẩm. Người xưa chơi cây cảnh thường thể hiện “lễ giáo, gia phong” mang tính nhân văn, tính giáo dục rất cao, cho nên việc đặt tên cho mỗi tác phẩm cây cảnh, hòn non bộ đều mang tính giáo dục thuần phong mĩ tục mà người tạo tác gửi gắm tâm tư, tình cảm, thổi hồn cho nó thành những tác phẩm có giá trị. Ngày nay nghệ thuật sinh vật cảnh đang trên đà phát triển và hội nhập, việc đặt tên cho mỗi tác phẩm sinh vật cảnh là rất cần thiết. Có nhiều nghệ nhân đã làm nhưng vẫn còn hạn chế, có những cái tên chẳng ăn nhập gì với tác phẩm, hoặc có những cái tên rất ngây ngô, ví như với một chậu sanh thế trực, có 3 cành tán, tạo hình theo kiểu cây đa làng, tác giả đã đặt tên như sau: “cây sanh thế tam đa, đại trượng phu, tam long thăng, tản vân…”. Đó là cái tên nhồi nhét những kiến thức Hán môn, học lỏm, khó có thể chấp nhận được. Đặt tên như thế thậm chí còn hạ thấp giá tri tác phẩm và tác giả. Chẳng thà đừng đặt còn hơn. Nguyên nhân vì sao vậy? Tôi xin mạnh dạn nêu ra vài lí do để chúng ta cùng tham khảo. 1.Trình độ thẩm mĩ của nghệ nhân chưa cao. 2.Người tạo tác chưa tạo ra được những hình tượng nghệ thuậ rõ ràng mới mẻ vì chưa xác định rõ ý tưởng nghệ thuật, còn băn khoăn lấn cấn, nên chưa dám đặt tên cho tác phẩm của mình, sợ không đúng, không phù hợp. 3. Những tác phẩm tạo ra không chuẩn mực, không ra cổ, chẳng ra kim, một sự mầy mò ngẫu hứng nên thường kém giá trị nghệ thuật. Việc đặt tên cho mỗi tác phẩm sinh vật cảnh là điều chúng ta nên làm, bởi vì nó làm tăng thêm giá trị nghệ thuật của mỗi tác phẩm, gây thêm sự chú ý cho người thưởng ngoạn. Nếu chúng ta có nhiều tác phẩm đẹp với cái tên mộc mạc, rất đời thường mà làm say đắm lòng người như tác phẩm cây cảnh “Mảnh đời còn lại” hay tác phẩm đá cảnh “ vũ khúc nghê thường” chẳng hạn thì hấp dẫn biết bao. Đặt tên cho mỗi tác phẩm sinh vật cảnh là rất khó, đòi hỏi phải có kiến thức, có thời gian suy ngẫm và sự say mê, cảm hứng cao độ. Hy vọng rằng chúng ta được thưởng ngoạn nhiều tác phẩm đẹp, với nhửng cái tên mang tính văn học, nghệ thuật cao. Như vậy sẽ đem lai nhiều ấn tượng đẹp và làm cho chúng ta càng yêu thiên nhiên, càng yêu quê hương đất nước, yêu người, yêu nghệ thuật sinh vật cảnh hơn. Theo tạp chí VNHS |
Tin tức >