Dẻ tùng sọc trắng hẹp là loài cây gỗ lớn, có thể cao đến 40m, đường kính gốc lớn hơn 1m, mọc hỗn giao với các loài cây Hạt trần khác như Kim giao, Thông tre, Đỉnh tùng, Thông 5 lá...Sở dĩ chúng có tên Dẻ tùng sọc trắng hẹp là do đặc điểm nhận dạng hai sọc trắng ở mặt dưới lá hẹp hơn so với loài Dẻ tùng sọc trắng rộng Amentotaxus yunnanensis.
Cũng giống như các loài Thông khác, Dẻ tùng sọc trắng hẹp là loài cây lưỡng tính, tức là nón đực và nón cái cùng trên một gốc. Nón mọc đơn độc, không tạo thành chùm nhưng chúng tập trung ở phần đầu của cành. Chúng đồng thời ra trong khoảng cùng một thời gian vào khoảng tháng 3-4 hàng năm . Nón đực và nón cái không có có bao hoa cũng như không có vỏ quả và thụ phấn nhờ gió. nón cái Dẻ tùng sọc trăng Đối
với nón cái trưởng thành thì phần đế của nón phát triển phủ gần hết
hạt, nhìn xa ta rất dễ hiểu lầm chúng là quả. Khi chín phần đế nón
chuyển sang màu đỏ mọng nhằm thu hút các loài chim ăn quả, giúp cho việc
phát tán cây được rộng hơn. Trong
Danh lục đỏ quốc tế IUCN, Dẻ tùng sọc trắng hẹp được liệt vào mức độ Gần Bị đe doạ, còn
Sách Đỏ Việt Nam xếp ở mức độ Hiếm. Chúng ta đã thành lập các khu bảo vệ
nhằm bảo vệ các khu rừng nguyên sinh trong đó có loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp như Vườn
Quốc Gia Tam Đảo, Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Hang Kia - Pà Cò, Khu BTTN Pù
Luông. Thêm vào đó cần phải khuyến khích triển khai bảo tồn chuyển chỗ ex-situ loài này. |