Tác dụng của cây Chi Râu hùm Chi Râu hùm là loài cây thuộc họ Râu hùm, đây chính là một trong 10 loài cây mọc phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới Nam, Đông Nam Á và Châu Đại Dương. Hiện nay, ở nước ta loài cây này được biết đến khá rộng rãi vì công dụng của nó rất tốt với sức khỏe của con người. Chi Râu hùm giúp thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm chỉ thống, lương huyết tán ứ… Đặc điểm nhận biết cây Chi Râu hùm Là loài cây thảo sống lâu năm, có chiều cao từ 50-80cm. Thân bò dài, thường có nhiều đốt. Lá mọc chiều thẳng đứng từ thân rễ, phiến lá hình trái xoan nhọn, dài từ 25-60cm, rộng 8-20cm, có màu lục bóng, mép nguyên gợn song, cuống lá dài từ 15-30cm, hoa có màu tím đen, thường mọc chụm thành tán trên một nhánh cành thẳng dài từ 10-15cm. Hoa từ 15-20 đóa, bao hoa có 6 thùy, có 6 nhị màu tím đen, bầu phía dưới hình nón ngược, có 6 cạnh lồi. Quả của cây không tự mở, hạt có 3 cạnh, màu đỏ tím. Cây thường ra hoa khoảng tháng 7-8, có lúc từ tháng 9-10. Mọc chủ yếu ở những nơi ẩm ướt, đất mùn. Tác dụng của cây Chi Râu hùm Các bộ phận được dùng làm thuốc: Thân rễ. Đây là loài cây có thể thu hái quanh năm. Cách chế biến cũng rất đơn giản, chỉ cần rửa sạch, thái thành lát, phơ khô hay sấy khô đều được. Thành phần hóa học: Bộ phận thân rễ có chứa Saponin steroid, khi thủy phân cho diosgenin, taccaosid. Tính vị của cây: Có vị hơi cay, tính thanh mát, toàn cây đều có chứa một ít độc. Công dụng: Giúp giải nhiệt cho cơ thể, giúp tiêu viêm, giải độc…Trong dân gian loại cây này thường được dùng để trị phong thấp. Ngoài ra ở các nước khác cây còn được dùng để trị lao lực, viêm loét dạ dày, viêm gan, điều trị huyết áp, ngứa lở ngoài da… |